KokoronoNiwa’s diary

書くことで心を癒す

Tôi yêu tiếng Việt.日本語を勉強してこそベトナム語を愛するようになりました!

            

         f:id:KokoronoNiwa:20161122204605p:plain

Là người Việt Nam, ắt hẳn ai cũng tự tin về vốn tiếng Việt của mình. Mình cũng đã từng như vậy. Nhưng hiện tại, mình lại trở nên thiếu tự tin về ngôn ngữ mẹ đẻ - tiếng Việt.

Từ lúc bắt đầu cắp sách đến trường, mình đã được thầy cô dạy rằng: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, “Tiếng Việt rất đẹp và thú vị”. Tuy nhiên, lúc đó mình đã nghĩ: “Tiếng Việt có gì khó cơ chứ?”. Bởi lẽ, mình có thể nói tiếng Việt không cần suy nghĩ, nói một cách vô thức cũng giống các hoạt động bản năng khác như ăn uống hay hít thở. Thậm chí mình chẳng bao giờ lăn tăn đến cái thứ mình đang dùng để giao tiếp cụ thể nó là cái gì.

Có thể lấy một ví dụ để dễ hình dung như sau. Khi mỗi ngày bạn chỉ ăn một món là "cơm", bạn không hề biết đến sự tồn tại của những loại đồ ăn khác trên đời, bạn sẽ chẳng buồn thắc mắc “cơm là gì”, “cơm có ngon không”. Bởi lẽ những suy nghĩ này giống như một loại định nghĩa, và định nghĩa chỉ ra đời để phân biệt một thứ so với những thứ khác. Nếu đã không có đối tượng để so sánh thì dĩ nhiên, định nghĩa cũng chẳng ra đời và người ta cũng chẳng buồn suy nghĩ về thứ đó. Tương tự như vậy, một đứa chỉ biết mỗi tiếng Việt như mình tuyệt nhiên không hề có cảm tưởng gì về tiếng Việt. Thế nhưng, khi bắt đầu học tiếng Nhật, tôi đã bắt đầu biết so sánh tiếng Việt khó hay dễ và nhận ra nhiều điều về tiếng Việt. Tuy nhiên, quá trình giác ngộ này cũng tốn khá nhiều thời gian :)

Khi mới bắt đầu học tiếng Nhật, mình bị choáng váng với cái thứ ngoằn nghèo như giun đất, mà người ta gọi là chữ tiếng Nhật. Nghĩ lại, đó là “vẽ tiếng Nhật” chứ chẳng phải viết nữa. Chưa kể câu tiếng Nhật đầu tiên được học càng làm mình hoang mang và nghĩ rằng trên cõi đời này chắc không có thứ tiếng nào khó hơn tiếng nhật. Đó chính là câu "chào buổi sáng". Tiếng Việt chỉ có gọn lỏn 3 từ là thế, mà tiếng Nhật nói dài đến hết cả hơi. “O ha yo go zai ma su” – tới những 7 âm tiết. Phải đặt mình trong hoàn cảnh 1 đứa ngố tè, mới học tiếng Nhật lần đầu, nghe 1 câu rối nùi như thế này, bạn mới hiểu hết sự hoảng loạn của mình. (Nghệ thuật thậm xưng là đây. Há há….).
Và rồi lết lết mấy năm trời, mình cũng tốt nghiệp được ngành tiếng Nhật, từ đó bắt đầu vào nghề “mắc dịch”. Những năm đầu mình thấy dịch Việt – Nhật khó gấp đôi dịch Nhật – Việt (Thiệt ra giờ mình vẫn thấy nó khó, há há...). Vì sao? Vì với hệ thống đại học quá “tiến bộ” ở Việt Nam, cộng với năng lực có hạn của mình, để viết được 1 câu tiếng Nhật thật tình phải nói là đổ mồ hôi và cả máu. (Suy nghĩ ko ra, cào cấu chắc nát cả mặt nên có đổ máu J ). Mình từng nghĩ rằng, có anh google hỗ trợ, chỉ cần chăm chỉ tra thì cái gì mà chẳng dịch từ tiếng Nhật ra tiếng Việt được. Nhưng dạo này, mình “mắc dịch” trên toàn phương diện, cả truyện tranh, tiểu thuyết, tác phẩm thơ văn gì cũng bị bắt dịch tuốt. Và khi dịch những nội dung đầy văn chương thế này. Mình mới thực sự thấm thía cái khó của tiếng Việt và cái ngu của bản thân. Khi dịch, có những từ tiếng Nhật rất ngắn, gãy gọn, súc tích. Mình hiểu cả nghĩa và cách dùng của nó. Nhưng mình không thể tìm được cách diễn đạt tương tự bên tiếng Việt. Tức là cũng là một từ đẹp, ngắn gọn, súc tích như tiếng Nhật. Những lúc như vậy, mình đành phải giải thích dông dài bằng tiếng Việt. Đây có thể nói là 1 thất bại dịch thuật.

Mình cũng tự biện minh là do mỗi ngôn ngữ mỗi khác, và chỉ cần dịch đúng nghĩa là được rồi. Tuy nhiên, lời biện minh đó không thể thuyết phục chính bản thân mình. Và mình tra cứu rất nhiều nơi từ từ điển tiếng Việt đến các trang web phân tích tiếng Việt. Cuối cùng mình cũng đã tìm ra từ mình cần và phát hiện thêm nhiều thứ. Đó chính là, tiếng Việt vô cùng phong phú và đẹp đẽ. Đó chính là, khả năng tiếng Việt của mình có giới hạn :(((((
Không chỉ vậy, còn có trường hợp mình đã biết từ đó, nhưng khi cần lại không thể nghĩ ra để sử dụng. Nếu nói theo ngôn ngữ IT thì, ngôn ngữ được mình ghi nhớ trong đầu, nó giống như một dạng dữ liệu lưu trong một cơ sở dữ liệu vô cùng rối rắm do một anh chàng kỹ sư thiếu kinh nghiệm thiết kế, và câu SQL để search có điều kiện không đầy đủ, không tối ưu nên dù search thế nào cũng không tìm ra dữ liệu tương ứng.

Do mình có khả năng viết văn “giỏi” quá nên không thể viết ngắn gọn, súc tích được. Kết quả là bài viết này đã bước sang trang thứ 2.

Nhưng thực ra mình chỉ muốn nói có 2 điều.

Một là, dù là người Việt, cũng chưa chắc bản thân đã hiểu rõ về ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, nên hãy luôn cố gắng trau dồi nhé.

Hai là, học ngoại ngữ cũng là một cơ hội để bạn khám phá vẻ đẹp và nét hấp dẫn của tiếng Việt đó.

ーーー

私はベトナム人ですが、ベトナム語の能力について自信を持っていません。
小学校に入ってから、先生たちがいつも「ベトナム語が嵐のように複雑だよ。そしてベトナム語は美しいよ。」と教えてくれました。しかし、無意識にご飯を食べたり、呼吸をするように考えなくてもベトナム語をペラペラ喋ったり、何でもベトナム語で表現したりすることができたので、ベトナム語は何より簡単だと思いました。さらに、ベトナム語が難しいのか、簡単なのかという考えさえもありませんでした。
例えば、ご飯以外の食べ物を食べたことがなければ、ご飯が美味しいのか、まずいのかについての考えがないと思います。それと同じく、ベトナム語しか知らないとき、私は比較対象がなく、ベトナム語についての感想が何もありませんでした。
ただし、日本語を勉強し始めてから、ベトナム語についての感想が出てきました。
ベトナム語の難易度についても考えました。そのような考えに気づくまでに時間が、かなり掛かりました。
日本語を勉強し始めたばかりのときは、非ローマンアルファベット系の日本語がすごく難しいと思っていました。そのときは日本語を書くのではなく、日本語を描くと言っても言いすぎではありません。さらに、日本語の単語は覚えられないほど長いという印象がありました。たとえば、朝の挨拶は、ベトナム語では「Chào buổi sáng」であり、3音節だけですが、日本語では「おはようございます」となり、7音節になります。もちろん、長いほうが覚えにくく、難しくなるわけです。
翻訳の仕事を始めてから最初の数年間は、私にとって越和の翻訳のほうが和越の翻訳より倍ほど難しかったです。なぜかというと、日本語の語彙や日本語のニュアンス不足で日本語に訳すのに手間がかかったのです。ベトナム語に訳すれば、何でも表現できるという自身を持っていました。ただし、最近、私の翻訳分野が広くなり、漫画や文学作品までも翻訳することになりました。このような表現が豊かな翻訳原稿を翻訳してこそ、ベトナム語の難しさ、および自分のベトナム語の制限について理解できるようになりました。
翻訳する時に、日本語の言葉のニュアンスについてよく分かっているが、ベトナム語では、相当する適切な言葉が出てこない場合も少なくありません。その場合は、ベトナム語の単語ではなく、意味で長く説明するようにしました。それは翻訳失敗だと思います。
言語によって、使う言葉が違うということで、意味が伝われば良いかと言い訳をつけましたが、なんか自分の中でも納得できず、ベトナム語の辞書やインターネットで色々調べました。やっとわかるようになりました。分かったのは色々なことです。ベトナム語がすごく豊かで美しいことや、自分の語彙不足、表現力不足のこと等です。
また、語彙を知っていても、必要なときにうまく生かせないこともあります。これはIT用語で面白く説明すると、頭の中に存在している言葉が、ごちゃごちゃとしたデータベースにデータとして保存されていますが、条件の足りないSQLで検索しても、なかなか引っ掛からないということです。
文章力不足の関係で短く書いたら、言いたいことが十分に伝わらないかもしれないと思い、長く書いてしまっていますが、要するには、言いたいことが2つあります。
1つは、ベトナム人ならベトナム語が何でも分かるわけではないということです。そのため、母語でもしっかりと勉強したり、調べたりする必要があります。
もう1つは、外国語を勉強することにより母語について色々発見できるようになるということです。