KokoronoNiwa’s diary

書くことで心を癒す

Dạy con theo tiêu chí "công bằng" và "chia sẻ"! 平等と共有をベースにした子育て方法

 

Dạo gần đây mình nghiện chương trình "The Return of Superman" của Hàn Quốc với 3 nhóc sinh ba của diễn viên nổi tiếng Song Il Kook. Ôi, 3 em ấy dễ thương vô đối, ngoan, biết nghe lời nhưng cũng vô cùng lém lỉnh. Bởi ta nói, con nít nào cũng dễ thương, người lớn nào không cảm nhận được sự dễ thương của con nít thì người lớn đó rất "dễ ghét" <))))) - trích lời của một chị sempai.

Và điều mình muốn chia sẻ ở đây chỉ là một chi tiết nhỏ, xuất hiện chớp nhoáng trong vài chục giây, nhưng để lại cho mình một ấn tượng rất mạnh mẽ.

Ba cậu nhóc dễ thương này có một cô bạn gái lớn hơn 1 tuổi tên là Sarang. Cô bé có ba là người Hàn - bạn của Song Il Kook, và mẹ là người Nhật. Trong một tập phim, Song Il Kook đưa 3 cậu nhóc đến Nhật thăm nhà Sarang ở Tokyo. Bốn bạn nhỏ cùng ngồi ăn với nhau, và cuối cùng còn lại 1 quả dâu. Nan giải thay cả Sarang và 1 trong 3 cậu nhóc đều cùng muốn ăn quả dâu ấy. Nếu cậu nhóc tỏ ra ga lăng như mấy anh Soái ca trong phim Hàn nhường quả dâu cho bạn gái, hoặc cô bé Sarang tỏ ra là 1 bà chị biết nhường nhịn thì sự việc đã được giải quyết êm thấm. Nhưng, trẻ con bao giờ cũng vậy, chúng đã thích thì sẽ tranh giành đến cùng với những màn mè nheo chuyên nghiệp nhất. Và vụ tranh chấp này cần phải được kết thúc bởi sự can thiệp của người lớn. Nếu là mình, chắc mình sẽ khuyên con mình nên nhường cho bạn. Với lại, người VN vốn sợ mích lòng nên thường để con mình chịu thiệt một tý. Hoặc giả là những ông bố bà mẹ hổ báo, thì sẽ bảo con mình giành lấy phần bạn. Nhưng ở đây 2 bên gia đình thân thiết với nhau nên trường hợp này sẽ hiếm xảy ra.

Vậy, mẹ Sarang và Song Il Kook giải quyết vụ tranh chấp này ra sao? Họ bảo: "Ôi, cả 2 cùng muốn ăn quả dâu cuối cùng này sao? Vậy phải làm sao bây giờ? Thôi 2 con chơi oẳn tù xì nhé". Ồ, đây là một giải pháp quá công bằng rồi. Nhưng không, anh chàng công tử nhà họ Song còn bé quá, chưa biết chơi oẳn tù xì. Thế là mẹ Sarang sau một hồi suy nghĩ, đành phải xẻ quả dâu làm đôi cho 2 bạn nhỏ. Đây cũng là một giải pháp tình thương mến thương, quá hoàn hảo.

Chi tiết nhỏ và chắc cũng không mấy người để ý, nhưng mình thấy rất hay. Tại sao bạn phải dạy con mình nhún nhường và phải chịu thiệt thòi? Nếu con bạn muốn nhường trong tâm thế vui vẻ, thì đó quả là điều quá tuyệt vời rồi. Nhưng nếu nó không muốn nhường, mà cứ mang tư tưởng phải nhường mới phải đạo, thì liệu có phải là điều tốt không. Hay trong tâm hồn nó sẽ hình thành nên 1 góc tối nào đó, hoặc trong suy nghĩ hình thành nên những điều tiêu cực? Và dĩ nhiên, bạn cũng không nên dạy con mình tranh giành bất chấp với người khác. Sau này lớn lên, con bạn có thể sẽ trở thành một kẻ lưu manh và góp phần tạo nên một xã hội hỗn loạn cũng nên. Cách giải quyết theo kiểu oẳn tù xì sẽ khiến con bạn biết cách sống theo quy tắc, gọi nôm na là luật chơi, và một khi đã cạnh tranh theo luật chơi, bất luận kết quả thế nào cũng phải vui vẻ chấp nhận. Và dĩ nhiên, tốt nhất vẫn là biết chia sẻ cùng nhau. Chia sẻ sẽ không làm bạn mất đi một nửa, mà cả 2 đều sẽ được một nửa. Như vậy chẳng phải quá tốt đẹp hay sao.

Quay lại câu chuyện trên, cả 2 em bé đều rất vui vẻ vì cuối cùng ai cũng được ăn dâu! <3

最近、私は韓国の「The return of Superman(スーパーマンが帰ってきた)」というリアリティ番組にハマっています。この番組に韓国人の有名な俳優、Song Il Kookの三つ子の息子たちが登場します。彼らはすごく可愛くていい子ですが、いたずらな時もあります。やはり、子供なら何をしても、何を喋っても、可愛く思ってしまいます。子供の可愛さに気づかない大人はいないでしょう。

この番組を見てとても勉強になったことがあります。その時間は何十秒の出来事でしたが、私は強い印象が残りました。

Song Il Kookの親友に三つ子より一つ年上の、Sarangちゃんという娘がいます。父が韓国人、母が日本人の在日ハーフのSarangちゃんは三つ子と仲が良いです。ある日、Song Il Kookは三つ子を東京までSarangちゃんに会わせるためにつれていきました。Sarangの家で子供たちが仲良くご飯を食べていると、三つ子の2番目のMinguk君とSarangちゃんが、残った最後のイチゴで争いを始めました。二人ともイチゴが好きなので、お互いに譲りません。親たちが手助けしないと解決できない、緊張した雰囲気になってしまいました。

私はその状況になったら、夫の親友に気をつかい、自分の子供が相手に譲るように説得するかもしれません。しかし、自分の子供が絶対に負けないようにしたい親もいると思います。でも、この場合は親たちが親友なので、後者のことが起こらないはずです。

では、Sarangちゃんのお母さんと三つ子のお父さんは、どうやってこの「紛争」を解決したのでしょうか。「あら、二人ともこのイチゴを食べたいの?でも1個しかないね。どうしよう!そうか、じゃんけんぽんで決めようか」とSarangのお母さんは優しく言いました。しかし、Minguk君はまだじゃんけんぽんのやり方が分かりません。そのため、Sarangちゃんのお母さんはそのイチゴを2つに等分し、半分をSarangに、もう半分をMingukに分けて解決しました。完璧な解決策だと思います。

その番組には、この話を大した意図として入れたのではないかもしれませんが、私にとって、とても良い話でした。

お互いに欲しい物を、自分から喜んで相手に譲るのが何よりですが、自分が納得行かず相手に譲らないといけないなら、不満やいやな気持が溜まり最悪だと思います。逆に、欲しい物を無理やりな手段や、悪い手段で相手から取るのも非常に悪いことです。

子どもであることから、平等なんてまだ分かっていませんが、じゃんけんぽん等でルールを決めて解決すると、負けても納得できるため、悔しい気持ちなどにならないのではないでしょうか。また、大人になったら、平等という認識や概念が自然に身についてしまうはずです。

もちろん、一緒に共有するのがベストだと思います。自分が我慢もせず、相手への思いをお互いに持ち、同時に譲る気持ちと譲られる気持ちが理解できるようになります。共有とは自分の分が半分減るのではなく、相手の分が半分増えるわけです。

上記の番組の話に戻りますが、SarangちゃんとMinguk君とも喜んで半分のイチゴを食べてました。