KokoronoNiwa’s diary

書くことで心を癒す

Đọc sách và ngẫm sự đời!!!! 読書と人生

Dạo này mình đắm chìm trong những trang tiểu thuyết của Haruki Murakami nên hơi xao nhãng trong vụ cập nhật blog. (Dù không biết có ai đọc không nhưng mình vẫn cố gắng viết để sau này còn nhìn lại và biết được ở mỗi thời kỳ, mình sống như thế nào, suy nghĩ ra sao và đam mê điều gì).

Một vài người bạn thấy mình kè kè quyển tiểu thuyết tiếng Nhật bên mình thì mắt tròn mắt dẹt rằng: "Sao mày kinh thế, đọc tiểu thuyết tiếng Nhật luôn à? Có hiểu không đấy?". Hiểu chớ sao không, không chỉ hiểu mà còn mê nữa đấy. Nhưng mình khẳng định, đọc tiểu thuyết tiếng Nhật không cần phải có trình độ kinh khủng gì lắm đâu. Làng xàng cỡ mình là đọc được tuốt.

Tiếng Nhật cũng như nhiều thứ tiếng khác, nó có văn cảnh. Khi đọc dĩ nhiên sẽ có xuất hiện những từ mình chưa gặp bao giờ, nhưng dựa vào văn cảnh mình sẽ hiểu được từ ấy mà không cần phải tra. Khi đọc sách, mình chỉ tra những từ mà nếu không hiểu nó mình không thể hiểu nỗi câu ấy nói gì. Nhưng hiếm khi nào chỉ vì 1 từ mà chúng ta hoàn toàn không hiểu cả đoạn đúng không nào? Thường thì đứa làm biếng như mình sẽ tạm thời cho qua từ ấy, đọc thêm 1 đoạn tự khắc sẽ "nhận ra chân lý".

Mình lấy ví dụ nhé! Mình đọc đến đoạn nói về Adolf Otto Eichmann có xuất hiện từ ユダヤ人, lúc đầu mình cũng chẳng biết ユダヤ人 này là cái gì. Nhưng đọc thêm, mình biết được ông này là sĩ quan phát xít Đức và ông có nhiệm vụ tiêu diệt người ユダヤ. Vậy thì ユダヤ là "Người Do Thái" chứ còn gì nữa. Cứ thế, tự nhiên nạp được 1 từ mới mà chẳng cần phải tra :)))))

Đọc sách cũng như cuộc sống vậy đó. Nhiều lúc có những chuyện xảy ra, mình cứ nghĩ rằng mình không hiểu và cố "truy cứu" tới cùng. Nhưng sao phải cực vậy chứ!? Cứ ghi nhận nó một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng một lúc nào đó mình hiểu nó một cách rõ ràng đến bất ngờ đấy!

P.S: Đọc nhiều sách tiếng Nhật thấy người Nhật viết tiếng Nhật đơn giản hơn người nước ngoài viết tiếng Nhật nhiều. :)))))

Thế mới nói, "Đỉnh cao của ngôn ngữ là sự giản đơn" và "Đỉnh cao của cuộc sống là sự an nhiên". (Hình như hổng liên quan gì ráo trọi. Ha ha...)

---

最近、読書にハマっていてブログをまったく書いていませんでした。(私のブログの読者がいないかもしれませんが、自分の人生の中でいつ頃に何をしていたのか、どういうふうに考えていたのか、何にハマっていたのかを顧みられるようにできるだけ頑張って書いていきたいと思います。

いつも日本語の小説を持ち歩いている私は友だちに「君は日本語の小説をよめるのがすごいね。理解できるの?」と言われました。「理解できるよ。その上にハマっているのよ。」と私は答えしました。私にとって、日本語の小説を読むことはそんなにすごいことではありません。あまり日本語が上手でない私でも読めるわけがあります。

日本語も他の言語と同じく、文脈が重要なのです。どの言語でも語彙の量が非常に多く、外国人は日本語を読む際に、わからない言葉や初めて見る言葉が現れるのが当然です。しかし、文脈によって、その単語の意味を調べずに文章全体の意味を理解することができると思います。もちろん、その単語を理解できないと、文章全体がわからない場合は調べることが必要ですが、そのような場合は多くないと思います。面倒くさがる私はいつもそれを置いておき、次に進むことにします。こうするとやがて悟りを開くようになります。(言い過ぎです!笑ー)

例えを1つあげますが、今読んでいる村上春樹さんの【海辺のカフカ】という小説にアドルフ・アイヒマンについての文章があり、その中にはユダヤ人という言葉が出てきました。最初はこの言葉が分かりませんでしたが、もっと読むとアドルフ・アイヒマンという人物がドイツ人の親衛隊中佐であり、ユダヤ人絶滅計画を担任した人だと分かり、それによってユダヤ人という言葉の意味も理解できるようになりました。

つまり、調べなくても文脈から新しい言葉の意味を理解できる場合が多いわけです。
人生も読書と同じです。 自分の人生で起こった出来事に対して、理由等が分からず、必死に理解しようとする時もあるのではないかと思いますが、それを理解しない方が人生を上手く送れる場合もあるかもしれません。前向きに進むといつかきっと分かるようになるのではないでしょうか。
因みにですが、日本人の書いた日本語の本をたくさん読みましたが、外国人の日本語と比べてみると、意外と日本人の方が外国人より簡単で分かりやすい日本語を書いているように見受けられます。
言語の最高レベルは簡単さですよね。
では、人生の最高レベルはなんでしょうか。きっと心の平静だと思います。