KokoronoNiwa’s diary

書くことで心を癒す

日本の便利さ&その裏に!Sự tiện lợi – con dao 2 lưỡi, của Nhật Bản!

f:id:KokoronoNiwa:20161013141957p:plain

日本の便利さ&その裏に!

日本に3年間半程住んでいて、日本の便利さを本当に実感できました!

日本の便利さといえば、電車を思い浮かべます。

電車は日本で一番普及している公共交通機関であり、都会はもちろん、田舎まで繋がっているので、どこへでも行けると言っても言い過ぎではないと思います。

しかし、そんな便利な電車もトラブルが起こると最悪です!

よく発生しているのは人身事故や電力不足や安全確認等のトラブルです。

トラブルが起きた時、電車が止まって移動できなくなるのは当然ですが、駅に到着する前に、線路の途中で止まってしまったならば、他の交通手段も使えないという不便さがあります。

たとえどこかの駅に止まっていても簡単に他の交通手段に乗り換えられるわけではありません。

私は以前、オフィスから30分で帰れるはずの電車が人身事故の影響で止まってしまい、帰るのに3時間掛かったいやな経験があります。とても大変でした。

また、日本のインフラは充実しているので、マンションやオフィスビルディングのドアには電磁ロックが装備されています。

鍵を持って出かけなくても構いませんし、鍵を失くすという心配もありません。とても便利です。

電気設備なので、停電した時は無効になります。但し、日本では原子力発電を使うため、電力不足という問題を想定していないようです。そのため、異常時の代替対策を用意しておらず、停電した場合、ドアを開けられなくなります。それは逆に不便です。

日本は大地震が起こった2011年に非常に困難な状況になってしまいました。その中で、電力危機が発生し、順次停電等の節電政策が適用されました。ある日、会社から帰ってきた私は停電により電磁ロックを開けられず、冬の厳しい寒さと、余震の激しい揺れに絶えながら電気の復旧まで待っていました。

上記のようなトラブルが発生した場合の対策をあらかじめ講じておかないと、便利な物が不便になってしまうという実例です。

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Mình sống ở Nhật khoảng 3 năm, cũng đủ để cảm nhận sâu sắc sự tiện lợi đến ngỡ ngàng của Nhật Bản.

Nói đến sự tiện lợi thì có thể nghĩ đến tàu điện.

(Thành thật mà nói thì đầu tiên hiện ra trong suy nghĩ của mình là “Cửa hàng tiện lợi” và nhiều nhiều thứ khác. Nhưng vì mấy thứ đó sẽ không phục vụ được mục đích “hằn học” của mình ở cuối bài nên tạm không đưa vô bài. Điêu dễ sợ :D)

Tàu điện là phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất ở Nhật, ở đô thị thì khỏi phải bàn rồi, ngay cả ở miền quê núi non hay ruộng đồng bát ngát, tàu điện vẫn đến được (dù không nhiều chuyến như ở thành phố). Nếu nói “chém gió” một tý thì có thể nói: “chỉ cần leo lên tàu điện là có thể ngao du khắp nơi ở Nhật”. Tiện thế đấy, nhưng khi gặp sự cố thì.... thật chỉ biết kêu “trời” vì cái sự bất tiện. Ở Nhật tàu điện rất hay gặp các sự cố đại loại như: kẹt hành lý, thiên tai, tai nạn (chủ yếu là tự tử), thiếu điện... khiến trễ tàu hoặc thậm chí dừng hẳn mấy tiếng. Gặp lúc xui xẻo, tàu dừng giữa đường ray mà chưa kịp về ga, thì chỉ có 1 cách duy nhất ngồi chờ và cầu cho điện thoại đừng hết pin để còn có cái mà bấu víu giết thời gian. May hơn một chút thì tàu về được đến ga (không phải ga nhà mình). Nói là may nhưng cũng chưa chắc bạn có thể tìm được phương tiện khác để về được nhà đâu. Mình đã từng mất 3 tiếng mới về được đến nhà dù thường ngày tàu đấy chỉ đi mất có 30 phút.

Chuyện đi lại là thế. Chuyện ở cũng cần phải bàn.

Nhật đứng đầu thế giới về công nghệ điện tử (hoặc ít nhất là mình nghĩ vậy) nên nhà cửa cũng rất hiện đại. Những tòa nhà được xây dựng mới sau này đều có trang bị cửa điện từ. Chỉ cần bấm tít tít vài cái là cửa mở, tiện thế còn gì. Chẳng phải mang chìa khóa theo. Chẳng bao giờ có nỗi lo lắng mang tên “mất chìa khóa” hay “quên chìa khóa”.

Thế nhưng hiện đại quá hóa ra “hại điện”, Nhật tự tin vào nguồn điện nguyên tử của mình, và với thành tích trong vòng mấy mươi năm chưa hề cúp điện nên các bạn ấy cũng không tính đến trường hợp dự phòng khi cúp điện. Thế nên rất nhiều người lâm vào khốn đốn vì bị nhốt ở ngoài khi cúp điện. Đây là chuyện trước năm 2011, trước khi xảy ra trận thiên tai kép làm khủng hoảng nhiều thứ, trong đó có khủng hoảng điện lực khiến chính sách tiết kiệm điện được ban hành và tình trạng cúp điện xảy ra thường xuyên. Và mình cũng lại là một nạn nhân bị nhốt ở ngoài trong những ngày mùa đông lạnh thấu xương, bên dưới chân là những cơn rung chấn của các trận động đất liên hồi.

Vậy mới nói, dù tiện lợi đến đâu, chúng ta cũng nên dự trù trường hợp có sự cố và nghĩ trước các biện pháp thay thế.