KokoronoNiwa’s diary

書くことで心を癒す

"Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" 草原で黄色い花を見つける!(Tập dịch tiểu thuyết)

Vì mục đích luyện tiếng Nhật, mình đã dịch thử 2 chương của tác phẩm "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sang tiếng Nhật.

 

日本語の勉強のために、有名作家・グエン・ニャット・アインの、「Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh(草原で黄色い花を見つける!)」という小説を翻訳しています。

下記は第1章と第2章の内容になります。

ーーーーーーー

第1章 指紋の渦巻き

「手を見せて!」とダン叔父さんは言った。

僕は両手の指先をグッと丸めて握り背中の後ろに隠した。

「僕の手は汚れていないよ。今朝、ちゃんと洗ったもん!」

「お前の手が綺麗かどうかなんて知りたくない。知りたいのは、お前の指紋の渦巻きだよ。」

ダン叔父さんは笑いながら言った。

僕は指の力を抜いて、背中に隠していた左手をダン叔父さんの前に出した。そして、「指紋の渦巻きって何?」と質問した。

「指紋の渦巻きを知らんのか?お前、何歳だよ?」

ダン叔父さんはそう言って、驚いた顔をしながら、僕の手を握り丁寧に教えてくれた。

「指紋の渦巻きって指先の腹の模様を指紋と言うんだが、そのなかで渦みたいな模様のことだよ。指紋の渦巻きが多い人は絵が上手いよ。お前に指紋の渦巻きが10個あるなら、クラスで絵と字が一番上手になるよ。」

珍しい葉脈の研究をしているみたいに、僕の手をじっと見ているダン叔父さんを僕はドキドキしながら見ていた。「何個ある?」と僕は恐る恐る聞いた。

ダン叔父さんはがっかりしたように首を振ってから、

「1個もない。」と言った。

「1個もないんだ。」と僕は寂しげに繰り返した。

一瞬に目の前が真っ暗になり、胸がぎゅっと痛くなるほど悲しかった。

「まぁ、心配するな。」とダン叔父さんは暖かい眼差しで僕を見て、優しくなだめた。

「お前は左手で描くわけがないだろう!右利きだから、右手の方が重要だ。さぁ、右手を見せろ!」と彼は言った。

川で溺れた人が木の板を見つけたように、希望を持った僕は慌てて右手を見せた。ダン叔父さんは僕の手を目に近づけ、注意深く、静かに動かすことなくみていた。まるで叔父さんが強く動いたら、僕の指紋が変わっちゃうようだ。彼は虫を拡大鏡で観察し、研究している昆虫学者のように、唇を横一文字に結び、眉間にしわを寄せ、緊張した顔をしていた。

「あ、1個みつかった!」とダン叔父さんは嬉しそうに叫んだ。

僕は聞き間違えたかと思い、喜びの叫び声を押さえていたのだが、ワクワクしてたまらず、質問が溢れだした。

「指紋の渦巻きが見つかった?」

「そうだ。」とダン叔父さんは微笑みながら答えた。

「1個見つかった。親指に。」

「その他にはないの?」僕は恐る恐る聞いた。

「まだ見つけている途中だよ。」ダン叔父さんはそう言って、また僕の右手の指を一本一本、丁寧に見ていった。

「人差し指、ダメだ。中指、何もない。あ、あった。もう1個あったぞ。」と彼は見ながら呟いていた。

「指紋の渦巻きなの?」と僕は寝ぼけたようにみっともない質問をした。

「何を言ってるんだ!」とダン叔父さんは僕を叱ったが、優しい眼差しでみていた。

「俺はお前の指紋の渦巻きを探しているんだろう?」と彼は言った。

 

それは最後の指紋の渦巻きだった。小指に指紋の渦巻きが見つからなかったのだ。

つまり、僕は指紋の渦巻きが2個ある。1個は親指、もう1個は薬指にある。

ダン叔父さんは僕の指先を見せならが、指紋の渦巻きについて詳しく説明してくれた。

確かに彼が言った通りに僕の薬指の指紋は複数の円が重なっているように見える。真ん中に点みたいなすごく小さい円があり、そこから円が段々大きく外向きに広がっている。まるで石を池の水面に投げた時に起こした波紋のようだ。親指にある指紋の渦巻きは薬指より綺麗な円ではなく、バランスも良くない渦巻きの模様だが、ダン叔父さんによると、それも間違いなく、渦巻きだから数えられるそうだ。

「庭をみて。あそこに沢山の種類の花々が咲いているけど、どれでも同じじゃないだろ。それぞれの美しさがあるのだ。」とダン叔父さんは目を細めて陽が照っている庭を向きながら言った。

 

その日から誰にあってもその人の手を見せてもらった。指紋の渦巻きを見つけたいからだ。

僕は弟のトゥウン君の手を見て驚いた。

「わぉ。君は指紋の渦巻きが多いんだ。君はきっと絵と字が上手いはずだよ。」

「兄ちゃん、指紋の渦巻きって何だ?」と弟は僕に聞いた。

僕は格好をつけて彼に教えてあげた。

「兄ちゃんって指紋の渦巻きを何個持っているの?」と弟は目を大きく開け、また僕に質問をした。

僕はため息をついた。

「たった2個だけだ。」と僕はものすごく悲しい声で答えた。

弟はつま先で立ち、手を伸ばし、僕と肩を組んだ。

「でも、どうしても僕は兄ちゃんほど絵が上手にならないと思うよ。兄ちゃんはいつも絵が一番上手いんだ。」と彼は言った。

弟の励まし言葉で僕の心はやさしく慰められた。

 

僕は学校でも友だちの手を無断で掴んでじっと見ていた。

その結果、僕はもっと落ち込むようになった。みんなは僕より指紋の渦巻きが多いからだ。

特に、マンちゃんは全ての指に指紋の渦巻きがある。おまけに、どれでもすごく丸くて綺麗なのだ。彼女の素晴らしい指紋の渦巻きを見ながら、羨ましい声で言った。

「君は指紋の渦巻きが多いな。君はナムヴェさんのように、両手に指が6個ずつあったら、指紋の渦巻きが12本もあるよ。」

「やだ。指紋の渦巻きは12本もいらないの。」とマンちゃんは首を縮こめて言った。

 

 

第2章 手の指

その日から、自分の両手の指を眺める習慣が身についた。

これまで、勉強することや鉛筆を削ること、背中をかくこと、喧嘩の時に友だちを殴ること、マンちゃんの髪の毛をいたずらに引っ張ること、物を運ぶこと等に色々と手を使っているが、手の存在が自分の考えには浮かんできたことはない。

今、縁側で一人ぼっちで日向ぼっこしていると、僕は初めて自分の手を注意深く見ていた。あなたは自分の手をみたことがある?見てみれば、手の指がおとなしいことにきっと気づくはずだ。

言葉で言い出さなくてもいい。ただやりたいことを頭で考えれば、あなたの手はあなたの考えを読んで、その通りにやってくれる。たとえば、「手を挙げる」ということを頭で考えると、手が脳から送ってきた命令の通りに手を挙げる。両手を挙げるのか、左手と右手のどちらかを挙げるのか、それを考えれば、手は大人しくやってくれる。また、親指だけが動き、他の指が動かないように命令したら、親指以外の指があなたの命令に反して動くことがないわけだ。

あなたの手は絶対にあなたの意志や考えに反対しない。それで大人は、「槌でネジを打て!」、「このシャツを洗濯しろ!」等の良いことから、「爆弾を爆発させろ!」、「銃で撃って人を殺せ!」等の悪い目的まで手を使っている。

子供なら、僕が良くやっているように、指を使って鼻をほじるとか、同級生の女の子の頬をつねるとか、先生や両親に「やっちゃだめ」と言われた、からかうことをやっているのだろうか。

要するには、両手の指が大人しいのだ。いつも僕たちの意志や命令に従って動くが、僕たちは自分の指を大事にせず、時々、指に危ないことをやらせて傷をつけたり、血を流したりしている。

こうやって自分の手をみると、僕はいつの間にか自分の指が大事と思うようになった。特に、母が爪を綺麗に切ってくれた手指が大好きだ。その時の指は、綺麗に沐浴して、可愛い服を着させられた赤ちゃんと同じように見えるのだ。

僕は、手の指の中で特に好きなのが親指と薬指なのだ。「好き」というよりも「自慢」と言ったほうが正しい気がする。親指と薬指に指紋の渦巻きがあるからだ。

手の指をあなたの子供として想像してみよう!あなたは子供が10人いるが、その中に2人しかちゃんと勉強していないのだ。その場合、近所や知り合いに会ったときに、あなたはその2人のいい子のことばかりを自慢しているのだろう! そして、きっと近所や知り合いは、その2人の子供が優れていることに感心してくれるのだろう!

でも、他の指を愛していないわけではない。逆に、指紋の渦巻きがない指のほうを愛していると言える。障害がある子どもを愛している親たちのようだ。

結婚して子供が10人できたら、その10人の子供の中で頭がいい子もいれば、頭が良くない子もいると思うのだが、みんな同じだけの愛で育てたい。こうやって僕はぼんやりと思っていた。

両手は僕たちの親友として、この人生の辛いことでも幸せなことでも、なんでも僕たちを支えてくれるのだ。

よく考えると、たしかにそうだ。人が嬉しいときは、両手で拍手やタッチをして、人の嬉しさを倍にしてくれる。人が泣いているときに、両手は交代して溢れた涙を拭いてくれる。

涙を拭いている両手は昔話のスズメのように、キラキラと輝いた真珠のような涙を拾って飛んで去る。その後は、どこかから笑顔を持ってくる。

手の重要さに気付いてから、毎日、勉強コーナーの窓の外まで手を差し伸べるようになった。

指先がシワシワになるまで雨に手を濡らしていた。

手を雨の水で浴びさせながら、「枝が5本ある。水に挿したら枯れてしまう。何もしなければ元気になる。それは何だ?」というクイズを考えていた。

そのあと、母が洗濯物を干すのと同じように、濡れた手を日差しで干し、そよ風に指を擽られ、心地が良いと感じた。

ある日、マンちゃんが僕のうちに遊びに来た。手を窓の外に手を出している様子を見たら、彼女は目を大きく開けて驚いた。

「何をしているの?」

「手の指を干しているんだよ。君は手の指を干したことがないの?」と僕は答えた。

「ない。」とマンちゃんが返事した。

「手が濡れた時はどうするの?」と僕はまた質問した。

「服で拭く。」

「だっさい!」と僕は偉そうな顔がしながら言った。

数日後、マンちゃんの家に醤油を買いに行ったときに、彼女が僕の真似をして、手の指を窓の外に出しているところを見た僕は、嬉しげに声を掛けた。

「手を干しているの?」

僕はそう聞いて、彼女の答えを楽しみに待っていた。

「うん。食器を洗ったばかりだからね。」と彼女は笑顔で答えた。

しかし、マンちゃんはいつも笑顔で僕の質問に答えるわけではない。

ある日、マンちゃんのうちに行ったとき、彼女は肘を窓際に掛け、両手で顎を支え、ぼんやりと窓の外を眺めていた。

「君は新しい方法で手を干しているの?」と僕はそのときの彼女を見ながら聞いた。

「ううん。手を干していないよ。」と彼女は寂しげに答えた。

「顔を干しているの。」

「君の顔はどうかしたの?お風呂から出てきたの?」と僕は聞いた。

「違う。母に叩かれたのよ。」

僕はもう何も聞きたくない。彼女が顔を干している理由が分かったのだ。彼女は流れた涙が乾くように顔を干しているのだ。なんだか彼女が可哀そうに思えてきた。

-------------------------------

Chương 1: Hoa tay

 

Chú Đàn bảo tôi:

- Con xòe tay ra cho chú xem nào!

Tôi co những ngón tay lại, nắm thật chặt và giấu ra sau lưng:

- Tay con sạch cơ mà. Hồi sáng con đã rửa tay rồi.

Chú Đàn phì cười:

- Chú có định khám tay con đâu. Con xòe tay ra để chú xem con có mấy cái hoa tay thôi.

Đằng sau lưng, hai bàn tay tôi lỏng đi. Tôi chìa bàn tay trái ra trước mặt chú Đàn, thắc mắc:

- Hoa tay là gì hở chú?

Chú Đàn dựng mắt nhìn tôi:

- Con lớn từng này rồi mà không biết hoa tay là gì à?

Chú cầm lấy bàn tay tôi, chậm rãi giải thích: 

- Hoa tay là những vân tay hình tròn ở đầu mỗi ngón tay. Hoa tay càng nhiều thì vẽ càng đẹp. Nếu con có mười cái hoa tay, con sẽ vẽ đẹp nhất lớp. Con viết chữ cũng đẹp nhất lớp.

Tôi hồi hộp nhìn chú Đàn săm soi từng ngón tay tôi. Có cảm giác như chú đang nghiên cứu những chiếc gân lá trên năm chiếc lá.

Tôi nín thở, hỏi:

- Con có mấy cái hoa tay hả chú?

Chú Đàn lắc đầu, thất vọng:

- Chẳng có cái nào hết.

Tôi lặp lại, buồn rười rượi:

- Chẳng có cái nào hết.

Trong một giây, tôi cảm thấy mắt tôi chợt tối đi. Trái tim tôi quặn thắt và rơi xuống một chỗ nào đó, rất xa, có thể là tận những đầu ngón chân.

- Con đừng lo! - Chú Đàn vừa nói vừa dùng ánh mắt để sưởi ấm tôi - Con đâu có biết vẽ bằng tay trái, đúng không? Tay phải mới quan trọng. Nào, con đưa tay phải ra đây!

Tôi như vừa được vớt lên từ dưới suối.

Tôi lật đật chìa tay phải ra và chú Đàn thận trọng nâng bàn tay tôi lên sát mắt, lần này động tác của chú hết sức từ tốn, như thể chú cho rằng những cử động mạnh sẽ khiến vân tay của tôi xô lệch đi. Ngay cả khi kiếm tìm những đường vân tròn trên từng ngón tay tôi, trông chú cũng chăm chú hơn, tôi thấy môi chú mím chặt và mày chú nhíu lại, tưởng như chú đang quan sát những con bọ qua kính lúp.

- A, có một cái đây rồi! - Chú hét lên sung sướng.

- Hoa tay hở chú? - Tôi nôn nao buột miệng, cố kềm một tiếng reo vì sợ mình nghe nhầm.

- Ờ, hoa tay! - Gương mặt chú Đàn sáng bừng như có một ngọn nến vừa thắp lên trong mắt chú - Có một cái hoa tay trên ngón cái.

Tôi run run hỏi:

- Chú ơi, thế còn những ngón khác?

Chú Đàn chẹp chẹp miệng:

- Chờ đã!

Chú lại nghiêng đầu, mân mê từng ngón tay tôi bằng cả tay lẫn mắt, miệng lẩm bẩm xuýt xoa: 

- Ngón trỏ, chậc, hỏng rồi!

- Ngón giữa. Ôi, sao ngón này cũng chẳng thấy gì!

- A, có đây rồi. Một cái hoa tay nữa nè!

Tôi lại hỏi, như người mơ ngủ:

- Hoa tay hở chú?

- Ơ, cái thằng này! - Chú Đàn mắng tôi nhưng mắt chú nói điều ngược lại - Chú đang tìm hoa tay của con mà.

Nhưng đó là cái hoa tay cuối cùng chú tìm được. Ngón út tay phải của tôi chẳng có cái hoa tay nào. Như vậy tôi có cả thảy hai cái hoa tay. Một trên ngón cái và một trên ngón áp út.

Chú Đàn bảo tôi nhìn vào đầu mỗi ngón tay và chú bắt đầu giảng giải. Đúng như chú Đàn nói, những đường vân trên đầu ngón tay áp út bên phải của tôi tròn quay, vòng bên trong nhỏ nhất, bé bằng hạt tấm, rồi tới những vòng lớn hơn xếp thành từng lớp trông hệt như những vòng sóng khi tôi nghịch ngợm ném một hòn sỏi xuống mặt ao. Hoa tay trên ngón cái của tôi không đều đặn bằng, những đường vân xoắn vào nhau như vũng nước xoáy nhưng chú Đàn bảo nó chính là hoa tay đấy con, chỉ có điều cái hoa này không đẹp bằng cái hoa kia. Chú nhìn ra sân nắng, nheo nheo mắt:

- Con nhìn ra sân mà xem. Có rất nhiều loài hoa, nhưng không phải các loài hoa đều đẹp như nhau, đúng không?

Kể từ hôm đó, gặp ai tôi cũng tóm lấy, đòi xem hoa tay.

Thằng Tường em tôi có sáu cái hoa tay khiến tôi sửng sốt:

- Ôi, sao mày nhiều hoa tay thế này. Mai mốt lớn lên mày viết và vẽ đẹp lắm đấy!

- Hoa tay là gì hở anh? - Tới phiên thằng Tường hỏi tôi. Và tôi lại giảng giải cho nó.

Nó tròn mắt nhìn tôi:

- Thế anh có mấy cái hoa tay?

Tôi thở dài:

- Tao chỉ có hai cái à.

Giọng tôi thất vọng như thể tôi chỉ có hai cái răng hoặc hai ngón chân.

Tường kiểng chân lên để có thể bá vai tôi:

- Nhưng dù thế em cũng không thể vẽ đẹp bằng anh. Bao giờ anh cũng là người vẽ đẹp nhất.

Nghe Tường nói vậy, tôi cảm thấy mình được an ủi một chút.

Đến lớp, tôi chộp tay từng đứa bạn, săm soi.

Và tôi buồn nẫu ruột khi nhận ra đứa nào cũng nhiều hoa tay hơn tôi.

Riêng con Mận, ngón tay nào của nó cũng có hoa tay. Các đường vân tròn xoay, đều tăm tắp. Tôi nhìn những ngón tay nở hoa của nó, nói giọng ghen tị:

- Mày nhiều hoa tay thật đấy. Nếu mỗi bàn tay của mày có sáu ngón như ông Năm Ve, chắc mày có tới mười hai cái hoa tay.

Con Mận rụt cổ:

- Eo ôi, mình sợ lắm! Mình không cần tới mười hai cái hoa tay đâu!

Chương 2: Những ngón tay

Từ hôm đó, tôi có thói quen ngắm nghía hai bàn tay của mình.

Trước nay, tôi chưa bao giờ quan tâm đến chúng. Tôi sai bảo hai bàn tay làm cái này cái nọ, chép bài, gọt bút chì, gãi lưng, đấm nhau với tụi bạn, giật tóc con Mận, đem chiếc ghế từ chỗ này sang chỗ khác, và thường là tôi quên mất chúng.

Bây giờ ngồi phơi nắng một mình ngoài vỉa hè, tôi mới có thì giờ nhìn ngắm hai bàn tay của mình. Có bao giờ bạn nhìn ngắm hai bàn tay của bạn không? Nếu có lần nào bạn nhìn ngắm hai bàn tay của bạn, bạn sẽ thấy chúng thật là ngoan.

Bạn không cần nói ra miệng, bạn chỉ ra lệnh trong đầu thôi, chẳng hạn “Đưa lên”, bàn tay sẽ nghe lời bạn ngay tức khắc. Cả hai bàn tay đều đưa lên, nếu bạn muốn cả bàn tay trái lẫn bàn tay phải cùng nghe lời. Nếu bạn muốn chúng nắm lại, chúng sẽ nắm lại. Bạn bảo “Tụi bay đứng im, chỉ ngón tay cái nhúc nhích thôi”, ngón tay cái sẽ nhúc nhích trong khi những ngón còn lại không dám cựa quậy.

Bàn tay của bạn không bao giờ chống lại bạn, nên người lớn thường sai bảo bàn tay làm đủ thứ việc, từ những việc tốt như “Đóng cho tao cái đinh này” hoặc “Giặc cho tao chiếc áo kia” đến những việc không tốt như bóp cò súng hay kích nổ một quả bom.

Nếu bạn là trẻ con thì chắc bạn cũng làm như tôi thỉnh thoảng vẫn làm tức là sai ngón tay ngoáy mũi hay sai nó bẹo tai cô bạn học ngồi cạnh, tức là những chuyện mà ba mẹ và cô giáo tôi cấm ngặt.

Nói chung, hai bàn tay của chúng ta rất ngoan, chúng thường nằm im chờ chúng ta sai khiến. Trong khi chúng ta chẳng hề thương xót chúng, thỉnh thoảng lại bắt chúng làm những việc nguy hiểm khiến chúng bị trầy xước hoặc chảy máu rất nhiều.

Tôi yêu hai bàn tay của mình lúc ngồi ngắm chúng, thường là vào lúc mẹ tôi vừa cắt móng tay cho tôi xong. Lúc đó những ngón tay giống như những đứa trẻ vừa được tắm gội, nom sạch sẽ và gọn gàng.

Khi săm soi hai cái hoa tay trên ngón cái và ngót áp út ở bàn tay phải, tôi yêu hai ngón tay này quá, thậm chí có một chút gì đó tự hào. Giống như bạn có mười đứa con, nhưng chỉ hai đứa học giỏi mới có thể khiến bạn nở mặt với hàng xóm “Hai thằng cu nhà tôi mới vừa đỗ đại học đó, chị!”, có khi bạn còn hãnh diện khoe thêm: “Chẳng thấy tụi nó ôn bài gì cả mà vẫn thi đỗ như chơi chị à” để được nghe láng giềng của bạn xuýt xoa “Ồ, hai thằng bé thông minh ghê”.

Những ngón tay còn lại, tôi cũng yêu, yêu nhiều hơn là đằng khác, theo kiểu bố mẹ yêu những đứa con không may. Tôi lẩn thẩn nghĩ nếu sau này tôi lớn lên, lấy vợ và sinh được mười đứa con tôi sẽ cố yêu mười đứa như nhau dù chắc chắn trong mười đứa đó đứa kém thông minh sẽ kém thông minh hơn đứa thông minh, đứa kém xinh đẹp sẽ kém xinh đẹp hơn đứa xinh đẹp, hẳn thế.

Hai bàn tay của ta giống như những người bạn thân, luôn chia sẻ với ta mọi vui buồn trong cuộc sống. Bạn cứ ngẫm mà xem, có phải khi bạn mừng rỡ hay phấn khích, hai bàn tay hăng hái vỗ vào nhau để nhân đôi niềm vui trong lòng bạn. Khi bạn khóc, hai bàn tay lại thay phiên nhau kiên trì lau khô những giọt lệ lăn tròn trên gò má bạn. Hai bàn tay lúc đó giống như những chú chim vàng anh trong cổ tích, cần mẫn tha từng hạt cườm long lanh trên mặt bạn đem gửi vào nắng, vào gió, vào mưa để một chốc sau sự tươi tỉnh lại nhuộm hồng gương mặt mới đây còn tái xanh của bạn.

Từ khi nhận ra điều đó, tôi có thói quen thò tay ra ngoài cửa sổ bên bàn học.

Tôi tắm hai bàn tay của mình trong mưa để thấy những đầu ngón tay nhăn nheo như câu đố bọn trẻ con chúng tôi hay đố: “Một cây mà có năm cành / Nhúng nước thì héo để giành thì tươi”.

Rồi sau đó tôi phơi chúng trong nắng như mẹ tôi vẫn phơi quần áo ngoài bờ dậu để hong khô những ngón tay dưới ánh mặt trời và nghe gió cù mơn man nhồn nhột.

Có lần con Mận qua nhà tôi chơi, thấy tôi đang thò tay ra bên ngoài cửa sổ, liền trố mắt:

- Bạn đang làm gì vậy?

- Tao đang phơi những ngón tay. Mày có bao giờ phơi những ngón tay không?

- Không.

- Thế khi tay mày bị ướt mày làm gì?

- Mình lau vào quần.

Tôi kêu lên:

- Eo ơi, ai lại lau tay vào quần!

Mấy hôm sau tôi qua nhà con Mận mua chai xì dầu (nhà nó bán tạp hóa), thấy nó ngồi trong nhà thò tay ra ngoài cửa sổ y hệt tôi, tôi sung sướng hỏi:

- Mày đang phơi hai bàn tay đấy à?

Để nghe nó sung sướng đáp:

- Ờ, mình vừa rửa chén xong.

Nhưng không phải lúc nào con Mận cũng đáp lời tôi bằng giọng reo vui như vậy.

- Mày đang phơi hai bàn tay theo kiểu mới à?

Lần khác tôi hỏi, khi thấy nó hai tay chống lấy cằm, cùi tay tựa lên bậu cửa sổ, thừ mặt trông ra.

- Không, mình có phơi hai bàn tay đâu. - Nó đáp, giọng rầu rầu - Mình đang phơi khuôn mặt.

- Mặt mày làm sao mà phơi? Mày vừa tắm xong à?

- Không. Mẹ mình vừa đánh đòn mình. 

Tôi không hỏi nữa. Vì tôi hiểu rồi. Con Mận đang hong khô những giọt nước mắt. Tội nó ghê!