KokoronoNiwa’s diary

書くことで心を癒す

Hoa Anh Đào - 桜

f:id:KokoronoNiwa:20170307152719j:plain

Hôm qua, tôi đã dịch một bài giới thiệu về hoa Anh Đào của Nhật Bản và phát hiện ra nhiều điều thú vị về loài hoa này. Tôi chưa bao giờ tìm hiểu về hoa Anh Đào và những điều tôi chia sẻ dưới đây chỉ là những suy nghĩ rất chủ quan và cá nhân của riêng tôi thôi nhé. 

Hoa Anh đào là loài hoa có thời gian từ lúc khai hoa đến lúc tàn khá ngắn. Nó mong manh như tâm hồn của một cô gái mộng mơ nhạy cảm, chỉ cần 1 cơn gió nhẹ hoặc 1 trận mưa rào cũng đủ làm các cánh hoa rơi rụng tả tơi. Ấy vậy mà nó lại trở thành quốc hồn quốc túy, đại diện cho cả một dân tộc vốn được cả thế giới ngưỡng mộ. Ắt hẳn người Nhật phải có lý do đặc biệt để chọn nó làm quốc hoa. Và rất tiếc tôi chưa biết lý do chính xác là gì. Nhưng với tôi, có lẽ vì Hoa Anh Đào mang những đặc trưng tương đồng với tính cách đáng quý của người Nhật.
Mỗi cánh hoa Anh Đào rất mỏng, và thú thật, tôi không thấy nó có vẻ đẹp vượt trội gì so với các loài hoa khác. Thậm chí nó rất bình thường, lại chẳng mấy thơm. Nhưng khi nó được trồng thành từng hàng nối tiếp nhau, và hoa đồng loạt nở rộ, thì có lẽ bạn sẽ phải choáng ngợp trước vẻ đẹp như thơ như mơ của nó đấy. Điểm này có thể đại diện cho tinh thần đoàn kết và xem trọng tập thể của người Nhật.
Và bạn có biết, để cống hiến cho đời những bông hoa đẹp tinh khôi, hoa Anh Đào đã dốc toàn bộ năng lượng sinh tồn của mình trong quá trình dài gần cả năm trời không?
Để chuẩn bị cho màn khai hoa ấn tượng vào mùa xuân, hoa Anh Đào đã bắt đầu ra nụ từ Hè năm trước, và rơi vào trạng thái tích trữ năng lượng giống kiểu gấu ngủ đông. Nhằm giảm thiểu tối đa mọi hoạt động duy trì sự sinh tồn, cây bắt đầu rụng lá vào mùa thu. Nụ hoa cứ thế gồng mình vượt qua mùa đông khắc nghiệt lạnh giá và thiếu ánh mặt trời. Để có 1,2 tuần khoe sắc, cây Anh Đào đã âm thầm hi sinh như vậy đó. Sự hi sinh không phô trương và chẳng đợi ai công nhận. Một điều đáng quý, đáng trân trọng đúng không nào?
Chưa hết, ai cũng nghĩ hoa Anh Đào lúc mãn khai là đẹp nhất, đáng xem nhất. Nhưng với riêng tôi, lúc những cánh hoa mỏng lìa cành, rơi lả tả và bay phấp phới khi có cơn gió nhẹ chợt ghé qua, là hình ảnh đẹp và nên thơ làm lay động lòng người. Hoa Anh Đào đến cuối cùng vẫn muốn làm đẹp cho đời.
Vậy có loài hoa nào xứng đáng để cùng hoa Cúc đại diện cho Nhật Bản hơn Hoa Anh Đào nữa chứ.

P/s: Thêm 1 chi tiết, quả của cây Anh Đào mà người ta hay gọi là Cherry Nhật rất ngon. Và mắc nữa :)
------------------------------------
昨日、桜についての記事を翻訳したことで、このお花について色々な素晴らしいことを発見しました。 私は桜にあまり興味がなく、わざわざと調べる気がありませんでしたが、翻訳した内容の限りで知っていることや個人的な考えを述べたいと思います。 桜の花は咲いている寿命が 短いという特徴を持つ花だと言われています。花びらが薄く散りやすいのです。乙女みたいに脆い花だと言っても過言ではありません。そよ風が吹いてきても、小雨が降ってきても、花びらがはらはらと散ってしまいます。そのような桜は日本の国花として、世界中から称賛されている日本人の精神の美を表しています。桜を日本国花として選ばれるのは、何か特別な理由があるはずです。それは桜が日本人の精神や考え方と近い特徴を持っているからでしょう。 正直にいうと、私は桜の花自体が他の花より美しいとは思いません。しかし、揃えて植えた桜が満開になると、息が止まるほど美しいです。これは日本人の団結の精神を連想することができます。 また、桜は花芽を作る時から美しく咲かせるまでどのくらい時間がかかるか、あなたは知っていますか? 夏には翌年の花芽ができ、秋には落葉し、気温が低く、日照時間が少ない冬を越え、そして花が咲くまでに約1年かかります。桜の花の寿命がたった1、2週間だけですが、桜の木は花が咲くために、約1年間、黙々と力を蓄えています。すご過ぎると思いませんか? 桜が一番美しいのは満開の時だと思う人が多いかもしれませんが、私にとっては、花びらが散っている時です。散った花びらが風に乗ってはらはらと舞う様子を見ると、時間が止まっているような感覚になります。言葉では表現しきれないほどの美しさです。 短い寿命を最後まで必死に美しさを表現している桜は菊に並び日本を代表するに値する花です。

自閉症児の心へ愛の届け方! Con đường đi đến trái tim của trẻ tự kỷ!

Lại có một bài viết nữa của chị bạn khiến mình cảm động và muốn dịch qua tiếng Nhật.

Chị ấy quả là một người mẹ tuyệt vời! Dưới phần dịch tiếng Nhật này là bản gốc tiếng Việt của chị ấy.

 

今まで、自閉症についての問い合わせが知り合いからたくさん寄せられています。私には自閉症を持つ子供がいるからです。私の息子が他の同い年となんだか違うことに気づいたとき、彼が自閉症なのかどうかをすごく混乱しました。それで、自閉症についての本をたくさん読み、自閉症についての知識を身につけました。でも、知り合いの話を聞いら、正直に自閉症かもしれないと言うのか、安心させるように事実を言わないほうを選ぶのか本当に迷っていました。「その現象があれば、あなたの子供が自閉症を持っているかもしれないよ」ということを言いづらいのです。

というわけで、今日は自閉症について書きたいと思います。

自閉症とは

自閉症は、社会性の障害や他者とのコミュニケーション能力に障害・困難が生じたり、こだわりが強くなる先天性の脳機能障害。幼少期に発症した場合は、小児期崩壊性障害とされる。(Wikipediaから引用)

・現代の医学をもっても自閉症の原因はまったく解っていません。しかし、親が放任する等の生活環境や学校環境には関係があるという考えは全く正しくありません。

自閉症は0才から3才(通常生後30ヶ月)までに発症する先天的な脳の機能障害です。障害の程度は低いレベルがあれば、高いレベルもあります。

自閉症は生涯にわたる障害で、治りません。しかし、育て方や教育により、その症状を改善することができます。自閉症の子供たちの環境を整えてあげて、本人もまわりに適応していければ、障害そのものは治っていかないとしても、社会的には次第に治っていくこともできると言えます。

但し、このような改善方法は0才~6才の子供に効果が期待できますが、6才以上の子供に対しては、効果があまりありません。ある医学研究結果によると、6才以上の子供の脳は発達安定期になり、改善しようとしても変わりにくいのです。

 

自閉症児の心へ愛の届け方

ある友だちは妊娠している間、胎児の障害検査を全く受けませんでした。理由を彼女に聞いてみたら、感動した答えをもらいまた。「子供にどんな障害があっても生みたいの。たっぷりの愛情で育てあげたい。どんな障害があっても自分の子供だから、ありのままで育てたい」という答えでした。

友だちの話のお陰で、自分の心と精神を整えることができ、子供の育て方にも自信と力をもらいました。

寒い日に道の排水口の所に座り、だた排水が流れているのをじっとみている時や沢山の箱で自分を囲み、誰も見たくない、誰にも見られたくない時の息子を見ながら「どうして私の子供なの?どうすればいいの?」と色々な悩みで本当に混乱していました。

子供の目が悪ければ、眼科で治療することができます。子供の歯に問題があれば、歯科で解決することができます。子供の栄養が足りなければ、栄養を補足することができます。子供の発音が悪ければ、練習させることができます。自閉症児には一番重要なのは親が子供に接する時間です。

「どうして子供が自閉症児になったのか。」等の質問に対する答えを見つける時間は無駄です。自閉症の原因がまだ解かっていないからです。

原因を見つけるというよりも、子供の自閉症の徴候に気づいたら、親は子供と一緒に過ごす時間をできるだけ多く取った方がいいと思います。子供が自閉症児でない場合でも、その時間は無駄にならないのです。

自閉症の症状や現象はかなり複雑なので、子供によって治療や改善方法が違います。つまり、自閉症児に対しての共通した治療法がありません。他の子供に効果があった方法でも、あなたの子供には効果がないかもしれません。でも、自閉症児についての本や資料を読み、その知識を参考にし、自分の子供の症状をみながら、子供に対しての最適な方法を見つけることができます。

f:id:KokoronoNiwa:20170125105207p:plain

自閉症児の育て方について「光とともに」というドラマの気になる台詞があります。「自閉症児の脳では扱った情報が普通の人とは違うので、自閉症児の世界はとても面白い。」という内容です。

あなたは激しく刺激され、手で耳を覆い叫んでいる子供を見みたことがありますか?

あなたが部屋の中に流れているメロディアスな音楽や縁側から届いた風の音、雨の音、マンションの公園で遊んでいる子供の声、遠い所から響いてきた犬の吠え声を同時に聞いた場合、あなたの脳は音量や音声波の種類によって順次処理します。

想像してみましょう!まず、上記の全ての音を録音します。ドアや窓が閉まっている小さな部屋にいて、録音した音を同時に同じ音量で聞いてみたら、あなたはどのように反応しますか?あなたは混乱し、ガンガンとした頭痛に耐えられず、耳を手で覆い、誰かに助けて貰おうと大きい声で叫ぶはずです。これが自閉症児の感じている世界なのです。

 

また自閉症児が相手を見ないことについて説明します。

普通の人は話している時に相手を見ます。これは、相手と、相手のまわりの人の声や物の音を瞬時に区別し、相手をみているわけです。自閉症児は普通の人と違い、人や物や音を順次なしに、遅い速度で認識しています。そのため、短い時間で「誰が話しているのか」、「音がどこから出ているのか」を自閉症児は認識することができません。自閉症児は全てのものを同じものとして扱うことがあります。

そうして子供を観察し、子供の立場に立って考えてみると、子供の行為や態度を理解できると思います。「早く理解できたなら、子供が騒いだり叫んだりしている時に怒らなかったのに」と言わないように、もっともっと子供のための時間を作って下さい。

自閉症に関する医学研究機関の統計によると、ベトナム自閉症児人口はベトナム総人口の2%を占め、180万人になります。その人数は2016年のダナン市の人口(120万人)より多いです。

自閉症をもつ人が、社会の基準とは「変わったやつ」だと考えられています。ここで言う社会の基準とは、社会のほとんどの人が期待している意見、態度、行動の型のことです。しかし、社会の基準は誰にでも正しく当てはまるわけではありません。

自閉症を持つ人しか集まらない都市では、自閉症の意見、態度、行動等がその都市の基準になるはずです。ですから、自閉症児の親たちは、自閉症児が自閉症を持たない子供と違っても、恥じることや隠すべきことではありません。
あなたは、他人に自分の子供の近視のことが言えれば、子供の自閉症も普通に言えるのではないでしょうか。自閉症を近視と同じように考えてみれば、楽になりますよ!

自閉症児の心へ愛を届ける唯一の方法はあなたの心から!

自信を持とう!

子供の健康問題がある時に知り合いから「これを食べたら治るよ」や、「この薬を飲ませて下さい」などの色々なアドバイスをもらうのではないでしょうか。自閉症を持つ子供の親たちも同様のアドバイスをもらいます。

しかし、全ての人からのアドバイスを聞くと、かえって親たちは混乱してしまいます。また、好意を持っているにもかかわらず、自閉症は子供の一般的な病気ではなく、誰でも正しい意識を持っているわけではありません。一番良い方法は、混乱しないように、自閉症を育てた経験のある人の意見を聞いたほうがいいと思います。

「全てを聞く!一部を受ける!自分の選択を信じる!」ということを覚えておいて下さい。あなたは自分の子供の育て方について、誰にも説明する責任がありません。子供に最適なものが一番わかるのは親です。自分の選択を信じて下さい。

私もベトナムで息子を育てることに決めた時に、「自閉症児なら、こうして育てたほうがいいよ」とか、「自閉症児専用学校に送ったほうがいいよ」とか、「どうしてベトナムに帰ったの?日本の教育の方が良いのに…」とかの色々な意見をもらいました。でも、私は、自閉症児についての知識をたくさん身につけたり、息子を長い時間で観察したり、しっかりと考えた末の決定なので、ぶれることなく進みたいです。

息子が2才からなんだか他の子供と違う現象に気づきました。それは、2才なのにまったく喋れないこと、同い年の子供と遊ばないこと、話している相手の目をみないこと、水が流れている所に座りたいこと、四角のブロックをいつも一列に並べること等です。そして4才になっても簡単な質問にも答えられませんでした。
息子が上手くコミュニケーションができない原因は、日本に住んでいる時に彼とは日本語ではなく、ベトナム語で話しかけ、彼に言語障害を起こさせたためだと思ったことがあります。しかし、息子の自閉症を改善していく過程を通じて、多言語環境で息子を育てたのは、息子の言葉の発達に影響させたかもしれないが、彼の自閉症の原因にならないことが分かりました。

今、誕生日を迎えたばかりの6才の息子は、他の6才の子供に比べると、知恵の成長がまだ遅いですが、数年前よりかなり成長しています。私にとっては、それだけで満足です。
先の道はもっと大変かもしれませんが、幸せは目的地ではなく、目的を達成する過程にあります。あなたは子供と一緒に歩む道と、その歩み方を選ぶ権限があります。そして一番大事なのは、あなたの子供の手をいつも握ることを忘れないでください!

----

Nguyên bản:

TRẺ TỰ KỶ – ĐƯỜNG ĐẾN MỘT THẾ GIỚI KHÁC LẠ

Cho đến bây giờ, mình vẫn hay nhận được các tin nhắn, điện thoại của các bạn mình để hỏi thông tin về trẻ tự kỷ.
Nếu các bạn đã là một ông bố, bà mẹ, các bạn sẽ hiểu, rất khó để có thể nói với bạn mình rằng con bạn đang mắc chứng tự kỷ.
Rất khó để bạn phải lựa chọn một trong các cách hoặc im lặng, hoặc động viên, hoặc nói thẳng với bậc cha mẹ đang giải bày, tâm sự với mình về tình trạng của con cái họ.
Mình cũng không phải chuyên gia về trẻ tự kỷ, chỉ là mình đã đọc nhiều hơn, quan sát nhiều hơn và bỏ thời gian nhiều hơn cho chính đứa con của mình – một đứa trẻ mà đã có lúc suốt cả năm trời, mình quay cuồng chỉ duy nhất câu hỏi: bé có bị tự kỷ hay không?

Tự Kỷ Là Gì?

Bạn có thể hiểu khái quát về chứng tự kỷ như sau:

– "Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại." (trích dẫn từ Wikipedia)

– Cho đến hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ. Nhưng chắc chắn nếu các bạn nghĩ trẻ tự kỷ là do cha mẹ bỏ mặc, không chăm lo cho con, môi trường sinh hoạt, học tập của bé có vấn đề là hoàn toàn sai lầm.
Trẻ mắc chứng tự kỷ như một khuyết tật bẩm sinh, có bé bị rất nhẹ và có bé bị nặng, và khiếm khuyết này sẽ bộc lộ từ 0-3 tuổi tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bé. 

– Nếu đã mắc chứng tự kỷ thì không thể chửa hết, chỉ có thể làm giảm nhẹ tình trạng của bé bằng cách can thiệp, hỗ trợ cho bé các kỹ năng giao tiếp, thích ứng môi trường v.v..để bé có thể hoà nhập với cộng đồng ở mức tốt nhất có thể. Sự can thiệp hỗ trợ này sẽ phát huy tác dụng tốt nhất cho bé từ 0-6 tuổi. Vượt quá tuổi này, các biện pháp tác động, can thiệp cho bé đều giảm hiểu quả, và có nghiên cứu cho rằng, từ 6 tuổi trở đi, do võ não của bé đã chai cứng, nên không còn thể thay đổi được nữa.

Đường Đến Trái Tim Của Trẻ Tự Kỷ

Mình có một người bạn, khi mang thai, bạn ấy không chấp nhận bất cứ xét nghiệm kiểm tra thai nhi có khuyết tật nào. Mình  hỏi bạn ấy tại sao.
Và bạn ấy đã nói một câu làm mình rất xúc động: "cho dù bé có bị làm sao thì bạn vẫn sẽ sinh bé, vẫn nuôi bé, vẫn yêu bé vì bé là con của bạn. Bạn sẽ nuôi dạy bé theo đúng con người của bé."

Câu nói này cũng là động lực lớn cho mình khi nuôi dạy nhóc con nhà mình.
Có những hôm mưa lạnh lẽo, bé cứ ngồi hoài ở miệng cống, để nhìn nước mưa chảy xuống đó.
Hoặc những khi bé xếp những chiếc hộp thành hàng dài thiệt dài xung quanh mình.
Hoặc những khi bé không trả lời bất cứ ai, không nhìn thẳng vào bất cứ ai, không thích tiếp xúc bất cứ ai….
Những lúc chông chênh như thế, mình cũng đã từng giống như các ông bố, bà mẹ tâm sự với mình, chỉ có 2 câu hỏi, mà không bao giờ biết chính xác được câu trả lời: "Tại sao?" và "Phải làm sao đây?"

Nếu bé bị cận thì bạn sẽ cho bé đeo mắt kiếng, nếu bé bị hô thì bạn sẽ cho bé chỉnh hình răng, nếu bé bị suy dinh dưỡng bạn sẽ cho bé thêm thức ăn, nếu bé bị nói ngọng bạn sẽ tập cho bé phát âm…
Và đây là lời khuyên của mình: Nếu bé bị tự kỷ, bạn hãy cho bé thời gian.
Bạn đừng hoài phí thời gian để tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao, vì như mình đã nói, mọi giả thuyết về nguyên nhân của bệnh tự kỷ đều chưa được khoa học chứng minh là đúng.
Thay vì hỏi tại sao, ngay từ khi bạn có cảm nhận con bạn khác thường, con bạn "hình như" có triệu chứng tự kỷ thì bạn hãy cho con bạn thời gian của bạn. Vì nếu bé có thật sự tự kỷ hay không, thì thời gian bạn dành cho con đều không bị hoài phí.

Vì các biểu hiện phức tạp khác nhau của chứng tự kỷ nên không có bất cứ trị liệu chung nào dành cho bé tự kỷ. Có nghĩa là bạn không thể học rập khuôn cách tiếp cận đã có hiệu quả ở bé khác và ứng dụng cho chính con của bạn.
Bạn hãy dành thời gian để quan sát con bạn, quan sát những bé khác, đọc càng nhiều tài liệu về tự kỷ càng tốt để tìm ra cách tiếp cận và điều chỉnh thích hợp nhất với bé.

Có một câu nói trong bộ phim truyền hình Nhật Bản về nuôi dạy trẻ tự kỷ "Hikari To Tomoni" mình rất thích: Vì cách xử lý thông tin trong não của trẻ tự kỷ khác với não của đại đa số người khác, nên thế giới của trẻ tự kỷ là thế giới rất thú vị.

Mình ví dụ đơn giản một trường hợp bé hay bị kích động, bịt tai la hét như thế này:
Bạn hãy tưởng tượng, bạn đang ở trong phòng, bạn bật nhạc êm dịu nhẹ nhẹ, ngoài hiên là tiếng mưa rơi rào rào, nhà hàng xóm có tiếng con nít đang vui đùa, có tiếng chó sủa ở xa xa. Các âm thanh cuộc sống đó được não của bạn xử lý theo trình tự, sóng âm thanh to nhỏ khác nhau.
Và bây giờ, bạn hãy thu lại tất cả âm thanh đó: tiếng nhạc, tiếng chó, tiếng mưa, tiếng con nít đùa. Bạn vào phòng kín, bạn bật hết tất cả các âm thanh đó lên cùng một lúc, cùng một mức độ âm thanh lớn như nhau. Và bạn thử nghe đi, bạn cảm thấy thế nào? Bạn chịu đựng được bao lâu? Bạn có nhức đầu không? Bạn có bịt 2 tai lại và la lớn cầu cứu ai đó tắt đi tiếng ồn đó không?

Mình ví dụ thêm trường hợp tại sao bé không nhìn vào mắt người đối diện nhé!
Bạn hãy tưởng tượng, bạn và mẹ đang nói chuyện. Bạn hiểu người đối diện đang nói chuyện với bạn là mẹ của bạn. Bạn nghe tiếng phát ra từ mẹ. Mẹ đang nhìn bạn. Bạn hiểu câu chuyện của mẹ. Xung quanh bạn là bàn, là tủ, là ghế, là chén bát…
Và bây giờ, bạn hãy thay tất cả hình ảnh của mẹ, của bàn, ghế, tủ, giường, chén bát…thành một món đồ gì đó giống nhau tất cả, giả dụ là cái thùng. Bạn xếp các cái thùng vào vị trí thay cho mẹ, cho bàn, ghế, tủ, chén, bát…và bạn bật âm thanh tiếng nói của mẹ bạn lên. Lúc đó bạn sẽ nhìn vào đâu?
Sở dĩ mình nói các bạn thay tất cả các hình ảnh xung quanh bằng cái thùng vì não của bé khi xử lý tất cả các hình ảnh của đồ vật, âm thanh phát ra xung quanh chậm và không theo trình tự, nên trong một lúc bé không thể hiểu được cái gì đang ở xung quanh bé, âm thanh phát ra từ nơi nào.

Và cứ như thế, nếu như bạn dành thời gian nhiều để quan sát bé, đặt mình vào tình cảnh của bé, bạn sẽ hiểu tất cả các hành động của bé. Bạn sẽ nhận ra rằng, những lời la mắng của bạn vì bé hành động khác thường, bé la hét, bé quậy phá…rất tội cho bé, đó không phải là lỗi của bé, mà là do bạn đã không hiểu bé. Bé không thể bắt não của bé hoạt động như não của bạn, hay của bất kỳ ai khác mà chính bạn cho là chuẩn mực.

Theo thống kê của tổ chức y tế nghiên cứu về tự kỷ thì trẻ mắc bệnh tự kỷ chiếm khoảng 2% dân số quốc gia. Có nghĩa là Việt Nam khoảng 90 triệu dân thì có khoảng 1,8 triệu người mắc bệnh tự kỷ. Có nghĩa là số người mắc bệnh tự kỷ nhiều hơn dân số thành phố Đà Nẵng 1,2 triệu người năm 2016.
Chuẩn mực chỉ là thước đo của số đông không phải là thước đo đúng cho tất cả, cho nên đôi khi mình nghĩ, nếu gom tất cả người tự kỷ vào chung một thành phố, thì hành vi của người tự kỷ sẽ được coi là chuẩn mực.
Mình viết thế vì mình muốn các bậc cha mẹ có con tự kỷ nên hiểu rằng, con bạn khác biệt nhưng không có gì đáng để xấu hổ, để giấu, để đau buồn.
Bạn có thể bình thản nói với mọi người con bạn bị cận, nhưng tại sao không thể nói với mọi người rằng con bạn bị tự kỷ? Trong khi bản chất vấn đề như nhau.

Có một con đường duy nhất đến với trái tim của trẻ tự kỷ đó là con đường xuất phát từ tim của bạn.

Hãy Tin Vào Chính Bản Thân Mình

Cũng như khi con bạn bị bệnh, bạn sẽ phải nghe rất nhiều lời khuyên, nào là cho uống thuốc gì, cho ăn gì, cho nghỉ như thế nào…, khi con bạn bị tự kỷ, bạn cũng nhận được nhiều lời khuyên y như vậy.
Nhưng có một điều bạn phải hiểu rằng, tự kỷ không phải là bệnh do vi khuẩn, virut, không phải do cách bạn dạy con hoặc phổ biến ai cũng hiểu đúng, nên nếu như bạn có phải bị nghe quá nhiều lời khuyên, lời bàn thì bạn hãy lọc bớt, chỉ nghe của những ai đã có kinh nghiệm về trẻ tự kỷ. Ngay cả bác sĩ, nếu như chưa từng thực sự nghiên cứu, nuôi dạy trẻ tự kỷ cũng không thể có cái nhìn đúng về triệu chứng này.
Bạn hãy nghe tất cả, tiếp thu một ít và tin vào chính bản thân mình. Bạn cũng không cần giải thích quá dài dòng về cách nuôi dạy, sự lựa chọn của bạn.
Chỉ có bạn mới hiểu đứa con bạn rứt ruột sinh ra nhất. Chỉ có bạn mới biết sự lựa chọn nào thích hợp nhất cho đứa con bé bỏng của bạn.

Bản thân mình cũng đã không biết bao nhiêu lần bị nghe khuyên cần phải nuôi con như thế nào? cho con học ở đâu? tại sao cho con về Việt Nam mà không phải ở Nhật -đất nước phát triển về y học? Nên thế này, nên thế kia..v.v…
Nhưng như mình đã nói, linh cảm của người mẹ, nếu đã bỏ thời gian quan sát, chăm sóc con, luôn luôn đúng.

Mình lờ mờ phát hiện ra chứng tự kỷ của bé khi bé khoảng 2 tuổi hơn. Lúc đó bé chưa nói, không chơi chung với bạn, không thích đi đến chổ lạ, không nhìn vào mắt người đối diện, thích xếp những khối hình vuông dài thiệt dài, thích ngồi một chổ nhìn nước chảy…Đến 4 tuổi, bé vẫn chưa thể trả lời câu hỏi của người đối diện.
Có những lúc mình tự trách bản thân là bé không giao tiếp là do mình cố gắng nói tiếng Việt với bé trong khi bé đang ở Nhật, vô tình mình đã tách bé ra khỏi giao tiếp với xung quanh…Nhưng càng dạy dỗ bé thì mình càng nhận ra rằng, việc nuôi dạy bé trong môi trường 2 ngôn ngữ có thể làm bé bị chậm phát triển ngôn ngữ nhưng sự thật là bé có dấu hiệu của chứng tự kỷ.

Hiện giờ, khi mình viết những dòng này, bé vừa bước qua 6 tuổi, bé đã tiến bộ rất nhiều so với chính bé của những năm tháng trước đây. Đối với mình thế là đã quá tuyệt vời. 
Mình biết, con đường chông gai vẫn còn dài nhưng mình nghĩ rằng, hạnh phúc không phải là đích đến mà chính là con đường. Bạn có quyền lựa chọn con đường và tâm trạng của chính bạn khi đi trên con đường ấy, và nhất là bạn đừng quên nắm tay, đi cùng đứa con bé bỏng của bạn – một đứa trẻ đang sống bằng một suy nghĩ, tư duy khác biệt và thú vị.

                                                                                        Tác giả: Trần Thùy Trang

Lá thu! 紅葉!

                                      

f:id:KokoronoNiwa:20170121142954j:plain

Dẫu biết khi lá đổi màu,
Lá chẳng được cạnh cành lâu,
Chẳng biết lá sẽ về đâu,
Chỉ muốn vì cây đốt màu rực rỡ.

f:id:KokoronoNiwa:20170121143003j:plain

 

木の葉は赤くなったら、
枝から離れ
ることを知っていても、
一生一度、木の美しさのために、
自分自身を燃やし尽くす。

P/s: Tuyển tập thơ con nhái! Ai can đảm đọc thơ của tui ngộ độc ráng chịu :D

 

 

Nhớ quê! 故郷を懐かしく!

 

f:id:KokoronoNiwa:20170121143604j:plain

Nhớ quê!

Vì kế sinh nhai ta rời xa đất mẹ,
Mỗi ngày qua nghe nỗi nhớ chất chồng.
Bận rộn lo toan nhưng luôn giữ trong lòng,
Nhớ bữa cơm bên gia đình hạnh phúc.
Trong cô đơn nghe tiếng lòng thúc giục,
Nghe vị mặn nào mang nỗi nhớ vào tim.

f:id:KokoronoNiwa:20170121143735j:plain

故郷を懐かしく

生計のために、母国を離れて暮らす。
思い出の故郷を懐かしく思っている。
日々仕事が終わると、心細くなる。
家族との暖かい夕食が頭に浮かんでくる。
一人でお酒を飲んで、涙を抑える。
お酒ではなく、故郷への想いを飲む。

P/s: Tuyển tập thơ con nhái! Ai can đảm đọc thơ của tui ngộ độc ráng chịu :D

Phụ nữ!!!

f:id:KokoronoNiwa:20170121144551j:plain

Phụ nữ! !!!

Được sinh ta từ xương sườn phái mạnh,
Và được cho là bé nhỏ mong manh.
Mặt xinh, nết đẹp, óc tinh anh.
Cũng đôi khi hay đành hanh, xí xọn.
Nhưng tuyệt nhiên chẳng bao giờ nhỏ mọn.
Vẫn xung phong chọn việc khó cho mình.
Tần tảo, siêng năng, nhẫn nhịn, hi sinh,
Họ có biết bao tính tình đáng quý.
Vậy các anh xin dừng ngay suy nghĩ,
Phụ nữ sinh ra chỉ phục vụ đàn ông.
Hãy biết yêu thương, san sẻ, cảm thông.
Và với đàn ông, không gì hơn phụ nữ!

f:id:KokoronoNiwa:20170121144618j:plain

P/s: Tuyển tập thơ con nhái! Ai can đảm đọc thơ của tui ngộ độc ráng chịu :D

Xuân đến! Đông tàn!

f:id:KokoronoNiwa:20170121145444j:plain

Mưa Xuân rơi trong chiều lặng lẽ.
Gió khẽ lùa qua nẻo đường đi.
Em nghe lòng thoáng chợt hoài nghi.
Xuân đang về hay Đông đã ra đi,
Sao nghe lòng có chút gì trăn trở!?
Xuân đang về trong từng hơi thở,
Vậy mùa Đông sẽ ở nơi đâu???
Do Xuân về nên Đông phải đi mau,
Hay bởi vì Đông không còn mong ở lại.

f:id:KokoronoNiwa:20170121145511j:plain

P/s: Tuyển tập thơ con nhái! Ai can đảm đọc thơ của tui, ngộ độc ráng chịu :D

 

僕の一日!Một ngày của tớ!

Đây là một mẫu truyện ngắn do một chị bạn của mình sáng tác. Vì thấy nội dung câu chuyện rất thú vị và cách nhìn cuộc sống được mô tả qua lăng kính của trẻ thơ rất dễ thương nên mình đã xin phép được dịch sang tiếng Nhật.

Bên dưới bản dịch tiếng Nhật là phiên bản gốc tiếng Việt.

 


僕の日はいつも日曜日だとお母さんが言っている。1週間の内、5日間はお母さんと二人で、残り2日間はお父さんも加わり、僕とお 母さんの旅に参加して、3人で楽しく遊んでいる。僕の日曜日はいつも朝6時から始まる。朝起きてから最初の仕事は、おもちゃが入っている箱の中を確認する作業だ。なんだか小さくて可愛い車などが、僕が寝ているうちに遊びに逃げちゃったんじゃないかと心配して、おもちゃを一つひとつ確認しないと気がすまない。おもちゃがちゃんと箱に入っていることが分かったら、安心してお母さんが寝ている部屋に戻ることができる。そして、お母さんの暖かい胸と暖かい腕で抱きしめてもらう。本当に暖かいと感じる。お母さんも温かいと感じていると思う。お母さんの顔に微笑みが浮かんでいるからだ。あ、分かった!温かさでお母さんの微笑みを作れるのだ。お母さんの微笑みを見たい時は、お母さんを抱きしめて温かめればいいのだ。
そのあと、(因みに、僕の一日は「その後」が多いよ。つまり、僕はとても忙しいのだ。) お母さんがお父さんのお弁当や僕の朝ごはんを作ったり、お茶を淹れたりしている時は、お母さんに定義された【僕の領土】で遊んだりする。僕は1日3回お母さんとテーブルを挟んで一緒に食事をする。お母さんはいつも少しだけ食べる。僕はお母さんの秘密がわかるよ。お母さんは僕が食べていることを見るだけで、お腹いっぱいになる。僕が食事しているうちに、お母さんは僕と僕の食べ物を交互にみる。僕の食事が終わったら、お母さんは「お腹いっぱい」と言い、食事を終える。
朝ごはんが終わったら、ロリポップを食べさせられる。お母さんはいつも何かベタベタしている白いものを、綺麗な毛がそろったロリポップにのせる。お母さんはそのロリポップで歯を磨くことを教えてくれたが、僕はいつも口に入れてなめるだけだ。近所の子どもたちも、このようにロリポップを舐めているのだもん。お母さんはきっとロリポップのなめ方がわからないんじゃないかな。お母さんはロリポップで歯を擦っている。ロリポップをなめている途中でお母さんから水で口をすすがせられて、ふわふわしている白い泡を吐き出す。
そのあと、お母さんは台所で何かを一人で遊んでいる。僕はまた自分の領土で絵本やおもちゃの車、人形で遊ぶしかない。僕は一日の中でこの時間がつまらないと思う。お母さんも一人で遊んでいる。僕も一人で遊んでいる。どうしてお母さんは僕の所に来 て、僕と一緒に遊んでくれないのかな。お母さんのお鍋やお茶碗、雑巾、(あと、なんというか分からない色々なもの)よりも、僕のおもちゃがこんなに可 愛いのにな…
朝8時にお母さんと出かける。家を出てから、ゴミ捨てて、エレベーターの階数ボタンを押して、郵便受けの中を見るなどで忙しいよ。特に、お母さんをつれて出かけるのは大変だよ。最近、僕が大きくなったから、出かける場所は僕が決める。僕はお母さんの手をぎゅっと握って、僕が行きたいところにお母さんを連れて行く。お母さんの手を引っ張って歩かないと、お母さんが遅いのだ。大きい生物と小さい生物が一 緒に歩くと、大きい生物は小さい生物より遅く歩くということを僕は発見した。お母さんはいつも僕の後ろを歩く。他のお父さん、お母さんが子供の後ろを歩く、又は子供の手を握りながら歩くことも公園でよくみた。人間同士だけではなく、ワンちゃんも飼い主の前を走る。でも、お母さんを追いかけて走ることもある。 お母さんは帰りたいけど、僕はまだ遊びたい時だ。お母さんは僕の方に向いて「帰るよ」と言ってから、そのまま帰る時だ。そのような時に、「人間は大きくなればなるほど追いかけないといけないものが多くなる」ということに僕は気づいた。ハトしか追いかけなかった僕は今、女性も追いかけているのだ(苦笑)。この場合の女性は僕のお母さんなのだ。
僕はお母さんを駅によくつれて行く。駅までの道が大好き!お花や緑で囲まれた道だ。その道を歩く時に沢山の車 や沢山の自動販売機を楽しくみる。他の子供も元気に遊んでいる。青くて広い空に僕の手ひらくらいの小さな飛行機が飛んでいる。その飛行機がほしいけ ど、いつも僕が知らない所に飛んでいっちゃう!
お母さんと歩きながら、お母さんに見つけたものを教えてあげる。僕はお母さんに教えることが大好きなのだ。でも、僕のいった言葉がお母さんはよく分からないので、お母さんはもう一度、僕に聞きなおすのだ。
駅に着いたら、お母さんは僕になんかのカードを渡す。僕はそのカードをへんな機械につけて「ピッ」と音が出たら僕とお母さんが中に入れる。僕の仕事はまだ終わっていないよ。駅の中に入ったら、お母さんをエレベーターのところまで連れて行く。エレベーターでホームまで行くのだ。僕は電車が大好き!電車は1日中、たくさんの人を乗せているけど、いつも元気いっぱいに走っている。電車がホームにやってくるときの巻き起こった風も好きだ。その風は僕の髪の毛をいたずらに遊ばせる。お母さんによると、これは風ではなく電車の吐く息だそうだ。
このような活気あふれた電車、その電車を見ている僕の微笑ましい目は、日本にいないと見られないとお母さんがよく言う。

午前中に遊んだりしたあと、僕とお母さんはどこかのお店に入って昼ごはんを食べる。又は家に帰って食事と昼寝をする。僕が寝る時はいつもメロディアスな音楽が流れている。また、そよ風邪が木の葉を揺らした「カサカサ」と響く音がバルコニーから僕の耳に届く。時々、物がぶつかった音が聞こえるから、きっとお母さんが 何か遊んでいるはずだ。
僕は、1日を時間という概念で定義しないで、出かける回数で定義する。1日は24時間あるのではなく、3回か4回か5回出かけ ることだ。もしくは、1日を歩数、又はゲーム数で定義する。台風の日以外は、晴れの日でも雨の日でもお母さんと出かける。僕はお母さんが台風を怖がっていることがわかるのだ。強い風が窓をガチャガチャと揺らした時は、お母さんの顔に怖さが浮かんでいた。台風の時、お母さんは出かけたくないから、僕もしょうがなく家にいる。こんな時は、公園にいるハトは一緒に鬼ごっこで遊ぶ相手がいないから、きっと僕のことを待っていると思う。電車の吐く息も、喜んで迎えてくれる 人がいないから、僕のことを寂しく思っているはずだ。お花、葉っぱ、自動販売機、ワンちゃん、猫んちゃん等の友だちも僕のことを待っているはずだ。僕も彼らに会いに行きたいんだもん。
僕は大人になったら、絶対にお母さんのように台風を怖がらない。お母さんの手を握って、台風から守ってあげる。台風が来ても僕の友だちを守りに出かける。

僕の夜は朝とほぼおなじだ。ただし、朝は食事が終わったら、どこかに出かけるが、夜は食事が終わったら、出かけないで寝ないといけない。お母さんは、僕が寝たら、また夢の中で遊びに行けると言っている。夢の中で出かけたなら、どんな道でもいくら走っても転ばないそうだ。

-------------------------

 

SÁNG

Mẹ tớ bảo, tất cả mọi ngày của tớ đều là Chủ Nhật.

 

Tớ sẽ có 5 ngày Chủ Nhật tung tăng với mẹ, 2 ngày Chủ Nhật còn lại tớ có thêm người bạn đồng hành nữa-là cha.
Ngày Chủ Nhật của tớ bao giờ cũng bắt đầu từ khoảng 6g sáng.
Việc đầu tiên khi tớ thức dậy là tớ sẽ chạy ngay ra phòng ngoài để kiểm tra thùng đồ chơi của tớ xem có còn nguyên vị trí, có thiếu món nào không, nhất là những chiếc xe của tớ, những chiếc xe be bé rất xinh, có thể chạy mất trong khi tớ ngủ.
Sau đó tớ sẽ trở lại phòng ngủ để ôm mẹ, tớ sẽ nằm trọn trong lòng mẹ.
Tớ cảm thấy rất ấm. Mẹ tớ chắc cũng cảm thấy như tớ, vì tớ thấy mẹ cười rất tươi.
Tớ nghiệm ra rằng sự ấm áp sẽ làm mẹ tớ cười, vì thế mỗi khi tớ muốn mẹ cười thì tớ sẽ nhào vào ôm mẹ, để mẹ tớ được ấm.
Sau đó (ôi, lại “sau đó”, một ngày của tớ là sự kết hợp của những chuỗi… “sau đó”, chung quy lại là tớ rất bận), tớ sẽ chơi quanh quẩn trong nơi-mẹ gọi là “lãnh địa” của tớ- trong khi chờ mẹ làm cơm hộp, pha trà cho cha, và làm đồ ăn sáng cho tớ.
Tớ sẽ được ngồi bàn ăn chung với mẹ. Một ngày 3 bữa. Bữa nào cũng thế, mẹ tớ đều ăn ít hơn tớ. Tớ có một bí mật. Mẹ tớ có thể ăn chủ yếu bằng mắt, mẹ ăn ít và suốt bữa ăn hầu như chỉ nhìn tớ, rồi nhìn đồ ăn của tớ, và sau khi tớ đã ăn hết thì mẹ bảo là mẹ no rồi.
Sau khi ăn xong buổi sáng, tớ sẽ được mút kẹo.
Mẹ tớ thường lấy một tuýp gì đó quẹt quẹt lên cây kẹo có nhiều sợi cứng ở đầu cây, màu trắng, rồi đưa cho tớ cầm để chà lên răng. Nhưng thường thì tớ chỉ ngậm, mút. Tớ thấy bọn trẻ con ở khu vui chơi cũng hay cầm kẹo mút như thế. Nên tớ nghĩ chắc là mẹ không biết cách ngậm kẹo, mẹ lúc nào cũng cầm cây kẹo và chà vào răng.
Và tớ lại chơi một mình với xe, với sách truyện, với những chú lật đật đủ màu.
Mẹ tớ cũng chơi một mình gì đấy trong bếp.
Tớ không thích thời điểm này lắm. Vì dù gì cũng là chơi, tớ tự hỏi tại sao mẹ lại thích chơi một mình, mà không cùng chơi với tớ. Lại cả, đồ chơi của tớ cũng đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn, ngộ nghĩnh hơn mớ khăn lau, chén bát, nồi niu…(và một số thứ hầm bà lằng khác mà tớ không biết gọi tên) của mẹ.
Khoảng 8g, mẹ sẽ cùng tớ ra ngoài. Tớ rất bận. Bước ra khỏi nhà tớ phải đi đổ rác, rồi bấm thang máy, rồi kiểm tra các hộp thư, rồi cả việc dắt mẹ đi dạo.
Dạo này, mẹ hay bảo vì tớ đã là người lớn, nên mẹ cho người lớn-tớ- được quyền quyết định đi đâu. Tớ thường nắm tay mẹ đi khắp nơi tớ muốn.
Nếu tớ không nắm tay mẹ thì mẹ đi rất chậm. Tớ cảm thấy hình như sinh vật nào to lớn hơn sẽ đi chậm hơn sinh vật nhỏ hơn còn lại. Điển hình là mẹ tớ, luôn đi phía sau tớ.
Trên đường ra công viên, tớ cũng thấy, các ông bố, bà mẹ khác cũng vậy, hoặc được con nắm tay dắt đi, hoặc đi phía sau con mình. Hoặc, những chú cún, luôn đi trước chủ của chúng.
À, nhưng cũng có một số lần, tớ phải chạy đuổi theo mẹ vì mẹ muốn đi về, còn tớ vẫn muốn chơi.Mẹ chào tạm biệt tớ, và đi về, đi về thật sự.
Những lần như thế, tớ chợt bâng quơ nghiệm ra rằng, khi người ta càng lớn thì người ta càng có nhiều thứ để rượt đuổi theo.
Ngày trước, tớ chỉ phải rượt theo những chú bồ câu. Bây giờ thì tớ phải rượt theo cả…phụ nữ. Đó là mẹ tớ. Nơi tớ thường dắt mẹ đến là: nhà ga.
Tớ rất thích con đường ra ga. Có nhiều cây, hoa, lá. Nhiều xe ô tô. Nhiều máy bán hàng tự động.
Nhiều em nhỏ chạy tung tăng như tớ. Bầu trời rất thoáng, treo lơ lững nhiều máy bay nhỏ xíu bằng lòng bàn tay tớ. Những máy bay này lúc nào cũng chạy trượt ra khỏi lòng bàn tay tớ, và biến mất vào một khoảnh xanh ngắt nào đó. Những lúc này, tớ sẽ tha hồ “thị phạm” cho mẹ tớ: lá lá lá, oa oa oa, bay bay bay. Và rồi nhất định mẹ sẽ bồi thêm vào câu nói của tớ: “lá màu xanh”, “hoa đẹp quá”, “máy bay bay đâu rồi!”
Khi ra ga, mẹ sẽ cho tớ cầm một cái thẻ để ấn vào chổ soát vé.
Tớ sẽ dẫn mẹ vào ga, sẽ bấm thang máy để xuống nơi đợi tàu. Tớ thích ngắm những con tàu. Những con tàu không bao giờ mệt mỏi.
Tớ thích nghe tiếng gió trượt ngang qua đoàn tàu, thổi rào rạt vào tóc tớ. Mẹ tớ bảo đó không phải là gió, đó là hơi thở của đoàn tàu.
Mẹ tớ cũng bảo, nếu nhìn những con tàu chạy ào ào qua sân ga, và rồi nhìn vào niềm vui, thú vị trong mắt tớ, rồi lại nhìn những con tàu mới qua thì sẽ thấy: chỉ có ở nơi đây, Nhật Bản, những con tàu dài đến mãi mãi.

 

 

img_5233

 

TRƯA

Sau khi chơi thỏa thích buổi sáng xong. Hoặc tớ và mẹ sẽ ghé vào đâu đó, hoặc sẽ về nhà để ăn và ngủ trưa. Giấc ngủ của tớ bao giờ cũng có tiếng nhạc nhè nhẹ.
Có tiếng động lua khua của mẹ làm gì đó. Có tiếng cây lá xào xạt ngoài hành lang…

CHIỀU

Tớ lại được dẫn mẹ đi đâu đó… Đôi khi tớ nghĩ không biết có nên định nghĩa khái niệm về “Ngày” không? Thay vì nói: 1 ngày có 24 tiếng thì phải nói là: 1 ngày có 3 hay 4 hay 5…cuộc đi dạo. Hoặc là 1 ngày có 2400 bước chân.
Hoặc là 1 ngày có…24 trò chơi, chẳng hạn! Ngày nào cũng thế.
Mưa, Nắng.
Trừ những hôm có bão. Tớ chắc chắn mẹ tớ rất sợ bão.
Những hôm bão kéo qua cửa sổ, tớ thấy khuôn mặt mẹ có thoáng sợ hãi. Mẹ ở luôn trong nhà. Và đương nhiên tớ không thể dẫn mẹ tớ đi đâu được.
Những hôm ấy, tớ nghĩ bồ câu ngoài công viên sẽ nhớ tớ vì không có ai bầy trò rượt đuổi với chúng, hơi thở của “đoàn tàu mãi mãi” cũng sẽ nhớ tớ vì không có ai vui mừng chào đón nó như tớ…và…và sẽ có hoa, lá, máy bay, máy bán hàng tự động, chó, mèo….chúng sẽ nhớ tớ, như chính tớ bồn chồn nhớ chúng.
Vì thế, tớ quyết tâm, khi tớ lớn, tớ sẽ không sợ hãi những cơn bão như mẹ. Tớ sẽ nắm tay mẹ chạy qua những cơn bão. Tớ sẽ thăm những người bạn-những người bạn cuộc sống-của tớ trong những cơn bão.

 

img_8189

 

TỐI

Buổi tối của tớ, đại khái cũng giống buổi sáng. Chỉ khác 1 điểm là thay vì buổi sáng sau khi ăn tớ sẽ đi đâu đó ra ngoài, còn buổi tối, sau khi ăn xong tớ phải ở nhà, và đi ngủ. Mẹ tớ thường bảo-tớ ngủ ngoan đi, và chắc chắn trong giấc ngủ, tớ sẽ được đi chơi, được chạy nhảy khắp nơi trên những con đường rất đẹp và không bao giờ làm tớ vấp ngã.

                                                                                   Tác giả: Trần Thùy Trang