KokoronoNiwa’s diary

書くことで心を癒す

Phụ nữ!!!

f:id:KokoronoNiwa:20170121144551j:plain

Phụ nữ! !!!

Được sinh ta từ xương sườn phái mạnh,
Và được cho là bé nhỏ mong manh.
Mặt xinh, nết đẹp, óc tinh anh.
Cũng đôi khi hay đành hanh, xí xọn.
Nhưng tuyệt nhiên chẳng bao giờ nhỏ mọn.
Vẫn xung phong chọn việc khó cho mình.
Tần tảo, siêng năng, nhẫn nhịn, hi sinh,
Họ có biết bao tính tình đáng quý.
Vậy các anh xin dừng ngay suy nghĩ,
Phụ nữ sinh ra chỉ phục vụ đàn ông.
Hãy biết yêu thương, san sẻ, cảm thông.
Và với đàn ông, không gì hơn phụ nữ!

f:id:KokoronoNiwa:20170121144618j:plain

P/s: Tuyển tập thơ con nhái! Ai can đảm đọc thơ của tui ngộ độc ráng chịu :D

Xuân đến! Đông tàn!

f:id:KokoronoNiwa:20170121145444j:plain

Mưa Xuân rơi trong chiều lặng lẽ.
Gió khẽ lùa qua nẻo đường đi.
Em nghe lòng thoáng chợt hoài nghi.
Xuân đang về hay Đông đã ra đi,
Sao nghe lòng có chút gì trăn trở!?
Xuân đang về trong từng hơi thở,
Vậy mùa Đông sẽ ở nơi đâu???
Do Xuân về nên Đông phải đi mau,
Hay bởi vì Đông không còn mong ở lại.

f:id:KokoronoNiwa:20170121145511j:plain

P/s: Tuyển tập thơ con nhái! Ai can đảm đọc thơ của tui, ngộ độc ráng chịu :D

 

僕の一日!Một ngày của tớ!

Đây là một mẫu truyện ngắn do một chị bạn của mình sáng tác. Vì thấy nội dung câu chuyện rất thú vị và cách nhìn cuộc sống được mô tả qua lăng kính của trẻ thơ rất dễ thương nên mình đã xin phép được dịch sang tiếng Nhật.

Bên dưới bản dịch tiếng Nhật là phiên bản gốc tiếng Việt.

 


僕の日はいつも日曜日だとお母さんが言っている。1週間の内、5日間はお母さんと二人で、残り2日間はお父さんも加わり、僕とお 母さんの旅に参加して、3人で楽しく遊んでいる。僕の日曜日はいつも朝6時から始まる。朝起きてから最初の仕事は、おもちゃが入っている箱の中を確認する作業だ。なんだか小さくて可愛い車などが、僕が寝ているうちに遊びに逃げちゃったんじゃないかと心配して、おもちゃを一つひとつ確認しないと気がすまない。おもちゃがちゃんと箱に入っていることが分かったら、安心してお母さんが寝ている部屋に戻ることができる。そして、お母さんの暖かい胸と暖かい腕で抱きしめてもらう。本当に暖かいと感じる。お母さんも温かいと感じていると思う。お母さんの顔に微笑みが浮かんでいるからだ。あ、分かった!温かさでお母さんの微笑みを作れるのだ。お母さんの微笑みを見たい時は、お母さんを抱きしめて温かめればいいのだ。
そのあと、(因みに、僕の一日は「その後」が多いよ。つまり、僕はとても忙しいのだ。) お母さんがお父さんのお弁当や僕の朝ごはんを作ったり、お茶を淹れたりしている時は、お母さんに定義された【僕の領土】で遊んだりする。僕は1日3回お母さんとテーブルを挟んで一緒に食事をする。お母さんはいつも少しだけ食べる。僕はお母さんの秘密がわかるよ。お母さんは僕が食べていることを見るだけで、お腹いっぱいになる。僕が食事しているうちに、お母さんは僕と僕の食べ物を交互にみる。僕の食事が終わったら、お母さんは「お腹いっぱい」と言い、食事を終える。
朝ごはんが終わったら、ロリポップを食べさせられる。お母さんはいつも何かベタベタしている白いものを、綺麗な毛がそろったロリポップにのせる。お母さんはそのロリポップで歯を磨くことを教えてくれたが、僕はいつも口に入れてなめるだけだ。近所の子どもたちも、このようにロリポップを舐めているのだもん。お母さんはきっとロリポップのなめ方がわからないんじゃないかな。お母さんはロリポップで歯を擦っている。ロリポップをなめている途中でお母さんから水で口をすすがせられて、ふわふわしている白い泡を吐き出す。
そのあと、お母さんは台所で何かを一人で遊んでいる。僕はまた自分の領土で絵本やおもちゃの車、人形で遊ぶしかない。僕は一日の中でこの時間がつまらないと思う。お母さんも一人で遊んでいる。僕も一人で遊んでいる。どうしてお母さんは僕の所に来 て、僕と一緒に遊んでくれないのかな。お母さんのお鍋やお茶碗、雑巾、(あと、なんというか分からない色々なもの)よりも、僕のおもちゃがこんなに可 愛いのにな…
朝8時にお母さんと出かける。家を出てから、ゴミ捨てて、エレベーターの階数ボタンを押して、郵便受けの中を見るなどで忙しいよ。特に、お母さんをつれて出かけるのは大変だよ。最近、僕が大きくなったから、出かける場所は僕が決める。僕はお母さんの手をぎゅっと握って、僕が行きたいところにお母さんを連れて行く。お母さんの手を引っ張って歩かないと、お母さんが遅いのだ。大きい生物と小さい生物が一 緒に歩くと、大きい生物は小さい生物より遅く歩くということを僕は発見した。お母さんはいつも僕の後ろを歩く。他のお父さん、お母さんが子供の後ろを歩く、又は子供の手を握りながら歩くことも公園でよくみた。人間同士だけではなく、ワンちゃんも飼い主の前を走る。でも、お母さんを追いかけて走ることもある。 お母さんは帰りたいけど、僕はまだ遊びたい時だ。お母さんは僕の方に向いて「帰るよ」と言ってから、そのまま帰る時だ。そのような時に、「人間は大きくなればなるほど追いかけないといけないものが多くなる」ということに僕は気づいた。ハトしか追いかけなかった僕は今、女性も追いかけているのだ(苦笑)。この場合の女性は僕のお母さんなのだ。
僕はお母さんを駅によくつれて行く。駅までの道が大好き!お花や緑で囲まれた道だ。その道を歩く時に沢山の車 や沢山の自動販売機を楽しくみる。他の子供も元気に遊んでいる。青くて広い空に僕の手ひらくらいの小さな飛行機が飛んでいる。その飛行機がほしいけ ど、いつも僕が知らない所に飛んでいっちゃう!
お母さんと歩きながら、お母さんに見つけたものを教えてあげる。僕はお母さんに教えることが大好きなのだ。でも、僕のいった言葉がお母さんはよく分からないので、お母さんはもう一度、僕に聞きなおすのだ。
駅に着いたら、お母さんは僕になんかのカードを渡す。僕はそのカードをへんな機械につけて「ピッ」と音が出たら僕とお母さんが中に入れる。僕の仕事はまだ終わっていないよ。駅の中に入ったら、お母さんをエレベーターのところまで連れて行く。エレベーターでホームまで行くのだ。僕は電車が大好き!電車は1日中、たくさんの人を乗せているけど、いつも元気いっぱいに走っている。電車がホームにやってくるときの巻き起こった風も好きだ。その風は僕の髪の毛をいたずらに遊ばせる。お母さんによると、これは風ではなく電車の吐く息だそうだ。
このような活気あふれた電車、その電車を見ている僕の微笑ましい目は、日本にいないと見られないとお母さんがよく言う。

午前中に遊んだりしたあと、僕とお母さんはどこかのお店に入って昼ごはんを食べる。又は家に帰って食事と昼寝をする。僕が寝る時はいつもメロディアスな音楽が流れている。また、そよ風邪が木の葉を揺らした「カサカサ」と響く音がバルコニーから僕の耳に届く。時々、物がぶつかった音が聞こえるから、きっとお母さんが 何か遊んでいるはずだ。
僕は、1日を時間という概念で定義しないで、出かける回数で定義する。1日は24時間あるのではなく、3回か4回か5回出かけ ることだ。もしくは、1日を歩数、又はゲーム数で定義する。台風の日以外は、晴れの日でも雨の日でもお母さんと出かける。僕はお母さんが台風を怖がっていることがわかるのだ。強い風が窓をガチャガチャと揺らした時は、お母さんの顔に怖さが浮かんでいた。台風の時、お母さんは出かけたくないから、僕もしょうがなく家にいる。こんな時は、公園にいるハトは一緒に鬼ごっこで遊ぶ相手がいないから、きっと僕のことを待っていると思う。電車の吐く息も、喜んで迎えてくれる 人がいないから、僕のことを寂しく思っているはずだ。お花、葉っぱ、自動販売機、ワンちゃん、猫んちゃん等の友だちも僕のことを待っているはずだ。僕も彼らに会いに行きたいんだもん。
僕は大人になったら、絶対にお母さんのように台風を怖がらない。お母さんの手を握って、台風から守ってあげる。台風が来ても僕の友だちを守りに出かける。

僕の夜は朝とほぼおなじだ。ただし、朝は食事が終わったら、どこかに出かけるが、夜は食事が終わったら、出かけないで寝ないといけない。お母さんは、僕が寝たら、また夢の中で遊びに行けると言っている。夢の中で出かけたなら、どんな道でもいくら走っても転ばないそうだ。

-------------------------

 

SÁNG

Mẹ tớ bảo, tất cả mọi ngày của tớ đều là Chủ Nhật.

 

Tớ sẽ có 5 ngày Chủ Nhật tung tăng với mẹ, 2 ngày Chủ Nhật còn lại tớ có thêm người bạn đồng hành nữa-là cha.
Ngày Chủ Nhật của tớ bao giờ cũng bắt đầu từ khoảng 6g sáng.
Việc đầu tiên khi tớ thức dậy là tớ sẽ chạy ngay ra phòng ngoài để kiểm tra thùng đồ chơi của tớ xem có còn nguyên vị trí, có thiếu món nào không, nhất là những chiếc xe của tớ, những chiếc xe be bé rất xinh, có thể chạy mất trong khi tớ ngủ.
Sau đó tớ sẽ trở lại phòng ngủ để ôm mẹ, tớ sẽ nằm trọn trong lòng mẹ.
Tớ cảm thấy rất ấm. Mẹ tớ chắc cũng cảm thấy như tớ, vì tớ thấy mẹ cười rất tươi.
Tớ nghiệm ra rằng sự ấm áp sẽ làm mẹ tớ cười, vì thế mỗi khi tớ muốn mẹ cười thì tớ sẽ nhào vào ôm mẹ, để mẹ tớ được ấm.
Sau đó (ôi, lại “sau đó”, một ngày của tớ là sự kết hợp của những chuỗi… “sau đó”, chung quy lại là tớ rất bận), tớ sẽ chơi quanh quẩn trong nơi-mẹ gọi là “lãnh địa” của tớ- trong khi chờ mẹ làm cơm hộp, pha trà cho cha, và làm đồ ăn sáng cho tớ.
Tớ sẽ được ngồi bàn ăn chung với mẹ. Một ngày 3 bữa. Bữa nào cũng thế, mẹ tớ đều ăn ít hơn tớ. Tớ có một bí mật. Mẹ tớ có thể ăn chủ yếu bằng mắt, mẹ ăn ít và suốt bữa ăn hầu như chỉ nhìn tớ, rồi nhìn đồ ăn của tớ, và sau khi tớ đã ăn hết thì mẹ bảo là mẹ no rồi.
Sau khi ăn xong buổi sáng, tớ sẽ được mút kẹo.
Mẹ tớ thường lấy một tuýp gì đó quẹt quẹt lên cây kẹo có nhiều sợi cứng ở đầu cây, màu trắng, rồi đưa cho tớ cầm để chà lên răng. Nhưng thường thì tớ chỉ ngậm, mút. Tớ thấy bọn trẻ con ở khu vui chơi cũng hay cầm kẹo mút như thế. Nên tớ nghĩ chắc là mẹ không biết cách ngậm kẹo, mẹ lúc nào cũng cầm cây kẹo và chà vào răng.
Và tớ lại chơi một mình với xe, với sách truyện, với những chú lật đật đủ màu.
Mẹ tớ cũng chơi một mình gì đấy trong bếp.
Tớ không thích thời điểm này lắm. Vì dù gì cũng là chơi, tớ tự hỏi tại sao mẹ lại thích chơi một mình, mà không cùng chơi với tớ. Lại cả, đồ chơi của tớ cũng đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn, ngộ nghĩnh hơn mớ khăn lau, chén bát, nồi niu…(và một số thứ hầm bà lằng khác mà tớ không biết gọi tên) của mẹ.
Khoảng 8g, mẹ sẽ cùng tớ ra ngoài. Tớ rất bận. Bước ra khỏi nhà tớ phải đi đổ rác, rồi bấm thang máy, rồi kiểm tra các hộp thư, rồi cả việc dắt mẹ đi dạo.
Dạo này, mẹ hay bảo vì tớ đã là người lớn, nên mẹ cho người lớn-tớ- được quyền quyết định đi đâu. Tớ thường nắm tay mẹ đi khắp nơi tớ muốn.
Nếu tớ không nắm tay mẹ thì mẹ đi rất chậm. Tớ cảm thấy hình như sinh vật nào to lớn hơn sẽ đi chậm hơn sinh vật nhỏ hơn còn lại. Điển hình là mẹ tớ, luôn đi phía sau tớ.
Trên đường ra công viên, tớ cũng thấy, các ông bố, bà mẹ khác cũng vậy, hoặc được con nắm tay dắt đi, hoặc đi phía sau con mình. Hoặc, những chú cún, luôn đi trước chủ của chúng.
À, nhưng cũng có một số lần, tớ phải chạy đuổi theo mẹ vì mẹ muốn đi về, còn tớ vẫn muốn chơi.Mẹ chào tạm biệt tớ, và đi về, đi về thật sự.
Những lần như thế, tớ chợt bâng quơ nghiệm ra rằng, khi người ta càng lớn thì người ta càng có nhiều thứ để rượt đuổi theo.
Ngày trước, tớ chỉ phải rượt theo những chú bồ câu. Bây giờ thì tớ phải rượt theo cả…phụ nữ. Đó là mẹ tớ. Nơi tớ thường dắt mẹ đến là: nhà ga.
Tớ rất thích con đường ra ga. Có nhiều cây, hoa, lá. Nhiều xe ô tô. Nhiều máy bán hàng tự động.
Nhiều em nhỏ chạy tung tăng như tớ. Bầu trời rất thoáng, treo lơ lững nhiều máy bay nhỏ xíu bằng lòng bàn tay tớ. Những máy bay này lúc nào cũng chạy trượt ra khỏi lòng bàn tay tớ, và biến mất vào một khoảnh xanh ngắt nào đó. Những lúc này, tớ sẽ tha hồ “thị phạm” cho mẹ tớ: lá lá lá, oa oa oa, bay bay bay. Và rồi nhất định mẹ sẽ bồi thêm vào câu nói của tớ: “lá màu xanh”, “hoa đẹp quá”, “máy bay bay đâu rồi!”
Khi ra ga, mẹ sẽ cho tớ cầm một cái thẻ để ấn vào chổ soát vé.
Tớ sẽ dẫn mẹ vào ga, sẽ bấm thang máy để xuống nơi đợi tàu. Tớ thích ngắm những con tàu. Những con tàu không bao giờ mệt mỏi.
Tớ thích nghe tiếng gió trượt ngang qua đoàn tàu, thổi rào rạt vào tóc tớ. Mẹ tớ bảo đó không phải là gió, đó là hơi thở của đoàn tàu.
Mẹ tớ cũng bảo, nếu nhìn những con tàu chạy ào ào qua sân ga, và rồi nhìn vào niềm vui, thú vị trong mắt tớ, rồi lại nhìn những con tàu mới qua thì sẽ thấy: chỉ có ở nơi đây, Nhật Bản, những con tàu dài đến mãi mãi.

 

 

img_5233

 

TRƯA

Sau khi chơi thỏa thích buổi sáng xong. Hoặc tớ và mẹ sẽ ghé vào đâu đó, hoặc sẽ về nhà để ăn và ngủ trưa. Giấc ngủ của tớ bao giờ cũng có tiếng nhạc nhè nhẹ.
Có tiếng động lua khua của mẹ làm gì đó. Có tiếng cây lá xào xạt ngoài hành lang…

CHIỀU

Tớ lại được dẫn mẹ đi đâu đó… Đôi khi tớ nghĩ không biết có nên định nghĩa khái niệm về “Ngày” không? Thay vì nói: 1 ngày có 24 tiếng thì phải nói là: 1 ngày có 3 hay 4 hay 5…cuộc đi dạo. Hoặc là 1 ngày có 2400 bước chân.
Hoặc là 1 ngày có…24 trò chơi, chẳng hạn! Ngày nào cũng thế.
Mưa, Nắng.
Trừ những hôm có bão. Tớ chắc chắn mẹ tớ rất sợ bão.
Những hôm bão kéo qua cửa sổ, tớ thấy khuôn mặt mẹ có thoáng sợ hãi. Mẹ ở luôn trong nhà. Và đương nhiên tớ không thể dẫn mẹ tớ đi đâu được.
Những hôm ấy, tớ nghĩ bồ câu ngoài công viên sẽ nhớ tớ vì không có ai bầy trò rượt đuổi với chúng, hơi thở của “đoàn tàu mãi mãi” cũng sẽ nhớ tớ vì không có ai vui mừng chào đón nó như tớ…và…và sẽ có hoa, lá, máy bay, máy bán hàng tự động, chó, mèo….chúng sẽ nhớ tớ, như chính tớ bồn chồn nhớ chúng.
Vì thế, tớ quyết tâm, khi tớ lớn, tớ sẽ không sợ hãi những cơn bão như mẹ. Tớ sẽ nắm tay mẹ chạy qua những cơn bão. Tớ sẽ thăm những người bạn-những người bạn cuộc sống-của tớ trong những cơn bão.

 

img_8189

 

TỐI

Buổi tối của tớ, đại khái cũng giống buổi sáng. Chỉ khác 1 điểm là thay vì buổi sáng sau khi ăn tớ sẽ đi đâu đó ra ngoài, còn buổi tối, sau khi ăn xong tớ phải ở nhà, và đi ngủ. Mẹ tớ thường bảo-tớ ngủ ngoan đi, và chắc chắn trong giấc ngủ, tớ sẽ được đi chơi, được chạy nhảy khắp nơi trên những con đường rất đẹp và không bao giờ làm tớ vấp ngã.

                                                                                   Tác giả: Trần Thùy Trang

Chị!

Trước nay chị vẫn nổi tiếng nghèo mà xởi lởi. Chị làm việc trong bệnh viện lương tháng vài triệu, nhưng vẫn luôn muốn chăm lo cho người khác. Nhớ hồi em học đại học, em xấu xí và rất thơm mùi ....bông lúa. Mỗi lần qua nhà chị chơi, chị đều mua đồ cho em. Chị chăm lo cho em từ đầu tới chân, từ quần áo, giày dép, đến cả dây buộc tóc. Thỉnh thoảng chị lại dúi tiền cho em. Mà chị có dư dả gì đâu chứ. Những lúc chị cho quà, cho tiền, không hiểu sao em cứ giãy nãy, quạu quọ không chịu nhận. Chị toàn mắng: "Bộ mày sợ bận đồ mới nó cắn mày hả?” hay “Tao chưa thấy ai được cho tiền mà quạu như mày?”.

Mặc dù phải nói nhỏ thêm là hồi nhỏ em rất keo, mẹ cho mỗi ngày có 500 đồng mà e để dành tới mấy trăm nghìn rồi cho mẹ lại. Nhưng cũng có lúc em chưa kịp cho mẹ thì bị đồng bọn của Tăng Minh Phụng (ông này nghe đâu lừa đảo, quỵt nợ, nổi đình nổi đám những năm 90 nên những ai quỵt nợ hay manh nha quỵt nợ là em cho vào đội ông nàyJ) dụ ngon dụ ngọt để nẫng của em. Và trong đó có chị. Và rồi cũng chị là nhân vật hay sử dụng câu “tiền vô nhà khó như gió vô nhà trống”. Thế là em mất trắng. --- Mở khúc ngoặc này để cho thấy, con người không ai hoàn hảo. Và chị cũng thế. Há há há….

 

Vô lại đề.

Người ta nói “Phú quý sinh lễ nghĩa”. Có nhiều người rất tốt, song điều kiện của họ quá khó khăn, muốn quan tâm, lo lắng đến gia đình, họ hàng cũng đành ngậm ngùi ngó lơ. Nhưng chị dù không phú quý vẫn trọn lễ nghĩa, hiếu đạo. Chị không có nhiều tiền nhưng vẫn hay để ý đến từng cái bao gối, chiếc khăn tắm của ba mẹ để mua mới khi chúng cũ sờn. Chị hay dấm dúi ít tiền cho các cô, các bác anh chị của ba mỗi khi về thăm. Tết nào chị cũng sắm đồ đẹp cho các cháu.

Em còn nhớ trước khi em lấy chồng 1 tháng, em bị sốt xuất huyết dengue, tình trạng của em khá nặng, nghe đâu còn có nguy cơ…đứt bóng :D. Chị đến bệnh viện thăm em, mặt chị cau có, quạu quọ nhưng em vẫn thấy chị rất bình tĩnh, chị dặn dò em phải cố gắng ăn uống nghỉ ngơi. Rồi chị đi về. Sau đó, em nghe cháu kể lại, chị về nhà và chị khóc ghê lắm. Chị khóc tu tu như con nít.…. Có lẽ bộ mặt cau có của chị ở bệnh viện là vì chị đang cố ngăn không bật khóc. Chị sợ em lo lắng.

Và mới đây, khi anh ba ốm nặng. Tình hình rất nguy cấp. Mọi người trong gia đình đều tập trung về để chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất. Trong tất cả anh em, ai cũng lo lắng. Và những anh em có điều kiện đã giúp đỡ tài chính cho anh ba rất nhiều. Chị không có nhiều tiền, chị không thể giúp được bao nhiêu. Nhưng sao em vẫn thấy chị như trụ cột giữa lúc gia đình hoang mang, bối rối. Có lẽ do chị làm ngành y nên những lúc gia đình có người đau ốm, chị bỗng trở thành trụ cột. Nhưng đâu ai biết rằng, chị cũng rất hoang mang và rối trí. Đến mức, chị sang nhà cậu ở kế bên nhà mà lúc về chị không xác định được nhà mình nằm ở hướng nào.

Nhưng chị không chỉ tốt với người nhà đâu nhé. Trong lúc anh ba bệnh, gia đình rối ren nhưng chị vẫn quan tâm tới những số phận kém may mắn hơn mình. Hôm ấy, em và chị ở bệnh viện. Cả 2 chị em đều đang sụt sùi vì tình hình nguy cấp của anh ba. Nhưng bỗng nghe 1 người phụ nữ dân tộc thiểu số khóc tu tu ở hành lang, ngay thang máy. Hai chị em ra xem thì được biết chồng chị ấy mất nhưng không có tiền thuê xe đi về. Nhà chị ấy rất xa. Tận trên buôn. Em còn chưa kịp hiểu vấn đề, vẫn đứng nhìn thì chị đã lần tay vào ví móc tiền ra đưa cho chị ấy. Số tiền không nhiều nhưng có lẽ dư để thuê 1 chiếc xe đưa thi thể anh chồng kia về. Chị thật tốt, chị rối trí, chị mất phương hướng nhưng tâm chị vẫn sáng. Nhưng phải nhắc lại, chị không dư dả gì.

Nhưng chị ơi, có lẽ vì ông trời thấy được lòng tốt của chị ở bệnh viện hôm đó, nên điều kì tích đã xảy ra và anh ba đã được ở lại bên mọi người.

Chưa bao giờ em nói những lời sướt mướt - mà theo cách nói vui của em là “sến lụa” – như thế này nhưng “Chị ơi, chị là người chị tuyệt vời và đáng tự hào của em!”

 

海と空のラブストーリー Chuyện tình Bầu trời và Biển cả

                                      f:id:KokoronoNiwa:20170112103132j:plain

雨は空の涙だと言われていますが、どうして空の涙は人間の涙のように塩辛い味がしないのでしょうか?
皆さんは不思議に感じたことがありませんか?
私は【人間の涙はいつも塩辛い味がするわけではありません。悔し涙や怒りの涙、痛みの涙は塩辛い味がしますが、感動の涙や嬉し涙はほとんど味がありません。】という話をどこかで聞いたことがあります。
空の涙の疑問に答えるために、私が想像した雨の伝説を語ります。
空と海は「七夕伝説」、「織姫彦星の話」のように、遠く離れ、さらに一生に結婚できないカップルです。海はいつも空のことを懐かしく思い、心の底まで空の姿を映しています。それで、空が曇っている時は海も濁って見えます。また、空が綺麗に晴れている時は、海も青くて澄んで見えます。空と海は遠く離れていますが、心は繋がっているのです。
でも、海の塩辛い味は空に会えない悔しさや悲しさからできた味です。海はそのような悔しさや悲しさを隠し、空に見せないようにしています。空も海のことをすごく愛しています。毎日、空が愛情たっぷりの光を海に届けています。海も塩辛い味が残らない蒸気を空に届けます。空が海の大きな愛情を感じて泣いた涙が雨になります。これは嬉し涙です。
自分が想像した物語なのでつまらないかもしれません。(笑)

------

Người đời bảo mưa là nước mắt của trời. Nhưng sao nước mắt của trời lại không có vị mặn? Theo mình, có lẽ vị mặn trong nước mắt là những khổ đau, sự dồn nén cảm xúc của chủ thể. Và mình từng nghe ở đâu đó rằng: những giọt nước mắt rơi khi vui mừng, hạnh phúc sẽ không có vị mặn. 
Theo tưởng tượng của mình, trời và biển là 1 cặp tình nhân bị chia cắt, không bao giờ hội ngộ được với nhau. Biển luôn thương nhớ và in sâu hình ảnh của trời trong lòng (thực tế là trên bề mặt). Chính vì thế khi trời buồn, xám xịt, mặt biển cũng trở nên man mác, u sầu. Và khi trời cao gọi nắng reo vui, biển cũng trở nên xanh và trong vắt.
Biển ôm trong lòng nỗi nhớ thương trời quay quắt, nén chặt tâm tư thành vị mặn chát dành riêng cho mình. Và với tình yêu nồng nàn trời trao cho biển qua từng tia nắng, biển giữ lại cho riêng mình những đau khổ đắng cay, chỉ gởi đến trời những điều thanh khiết và tốt đẹp nhất thông qua hơi nước. Trời cảm động trước tấm chân tình của biển, gom góp yêu thương tạo thành mưa để dung hòa vị mặn, xoa dịu đi những cay đắng biển mang trong lòng.

Và đó chính là sự tích về nguồn gốc của mưa do mình tự tưởng tượng. Mong các nhà khí tượng và khoa học chân chính bỏ qua cho sự tào lao của mình.

Mẹ!

             f:id:KokoronoNiwa:20170106115129j:plain

Đối với con, không có người phụ nữ nào giỏi giang và vĩ đại bằng mẹ. Mẹ rất hiền, hiền từ trong tâm. Mẹ thương yêu con cái vô bờ bến, mẹ thương cả những người không máu mủ ruột rà. Nhưng hiền không có nghĩa là mẹ lúc nào cũng nói những điều nhẹ nhàng, ngon ngọt. Mẹ hiền nhưng mẹ nói rất nhiều. Mẹ nói nhiều đến nỗi làm ba và các anh phát cáu.

Con vẫn nhớ lúc còn nhỏ, lúc đó con luôn nghĩ là nhà mình giàu nhất xóm, vì ngày nào con cũng thấy có người đến nhà mượn tiền của mẹ. Ngày đó mẹ là bà hàng sáo. Người ta mượn tiền của mẹ rồi đến vụ mùa sẽ đong lúa cho mẹ trừ nợ. Cũng có những người mượn tiền của mẹ nhưng tới mùa lại bán cho người khác. Và rồi khi cần tiền họ lại đến tìm mẹ khóc than. Mẹ rầy la kinh lắm. Mẹ bảo: “Tụi bây lấy tiền của tao, rồi đi bán lúa cho người khác, không trả tiền cho tao. Vậy sao tụi bây không đi mượn tiền của người ta? Tao không bao giờ cho tụi bây mượn nợ nữa”. Mẹ phán nghe chắc như đinh đóng cột, thế nhưng khi người ta nhỏ vài giọt nước mắt, tỏ bộ dạng đáng thương, đứng dậy cắp nón đi về thì mẹ lại gọi giật lại, vừa đưa tiền lại vừa tiếp tục rầy la. Mẹ rầy nhưng con vẫn thấy mẹ sao mà hiền và tốt bụng đến thế. Nhưng không biết mấy người mượn tiền của mẹ có thấy mẹ hiền và tốt bụng không, mà số người mượn tiền của mẹ rồi xù nợ cũng không hề ít. "Chắc do họ nghèo quá!!!" - Mẹ thở dài nói vậy.

Mẹ thương con cái lắm. Ừ thì mẹ nào mà chẳng thương con.

Ngày con học lớp 7, do ham chơi, leo trèo nhảy nhót, con đã bị thương ở gót chân. Phần thịt bên trong bị dập và sưng lên rất to. Con không đi lại được, không ăn uống được, không ngủ được. Nhiều đêm liền con ngồi dựa vào thành giường, treo chân lên cao cho khỏi đau nhức, tay cầm cái đèn hột vịt. Thật đau khổ. Mẹ cũng không ngủ. Mẹ ngồi kế bên con, mẹ bảo: “Nếu con gánh nặng, mẹ sẽ gánh hết phần cho con. Nhưng con đau, mẹ không gánh cho con được. Con ráng lên nha con.” Con biết, con đau nhưng chỉ đau ở cái chân thôi. Mẹ bộn bề công việc, thức dậy từ 3, 4 giờ, làm quần quật đến tận 11, 12 giờ mới đi ngủ. Vậy mà mẹ còn đau lòng vì con. Đúng là mẹ không gánh được giúp con những cơn đau nhức. Nhưng lòng mẹ chắc còn đau hơn những cơn đau con đang phải chịu đựng gấp bội.

(Hồi đó chỉ vì sợ nên con đã kiên quyết không chịu đi bệnh viện mổ. Và cuối cùng ba và chị gái đã mổ và nặn hết phần thịt hoại tử cho con. Thật là gia đình bá đạo!).

Chưa hết. Mẹ là một người tiết kiệm nhất mà con biết. Con đi học, đi làm ở xa về, sáng nào mẹ cũng hỏi mấy đứa ăn gì? Ăn bún hay ăn phở? Còn mẹ, mẹ chạy vù ra đầu đường mua 1 ổ bánh mì không về ăn với trứng. Có hôm thì úp một tô mì gói chẳng có thịt, chẳng có rau. Hôm thì mẹ ăn cơm nguội còn thừa từ buổi tối. Con hỏi mẹ sao mẹ không ăn bún, ăn phở. Mẹ cười rất tươi, rằng: “”Mấy món đó mẹ ăn chẳng thấy nhưn nhị gì. Mẹ thích ăn mì gói. Mẹ thích ăn cơm nguội”.

Nhưng mẹ cũng từng nói rằng: “Ăn bún, ăn phở tốn kém lắm. Để dành tiền lo cho nhà thằng A, nhà thằng B…”

Mẹ ơi, mẹ 70 mấy tuổi rồi. Tuổi của mẹ là tuổi nghỉ ngơi, hưởng thụ. Tuổi của mẹ không phải tuổi lam lũ mỗi ngày thức khuya dậy sớm bán buôn, tuổi của mẹ tuyệt đối không được khiêng vác nặng, tuổi của mẹ không phải tuổi lục đục trông đàn gà mấy trăm con, và tuổi của mẹ, không cần tiếc chi tiền ăn sáng mẹ ạ!

 

Coi phim nói chuyện đời---ドラマで勉強になったこと

                                            f:id:KokoronoNiwa:20161206180307j:plain

Ngày cuối tuần mình quyết tâm cố thủ trong nhà... tránh rét. Đọc sách chán, mình tìm đến thú vui khác để đỡ đau mắt hơn. Đó chính là ... xem phim :D. Một bộ phim hiện đang phát sóng trên truyền hình Nhật Bản - Pretty Proofreader. Bộ phim tâm lý hài nhẹ nhàng, đúng gu mình thích. Nhân vật chính là cô gái rất sành điệu, nói nhanh, nói nhiều nhưng đầy nhiệt huyết và hoài bão. Cô gái xinh đẹp nuôi ước mơ được làm việc cho một tạp chí thời trang có tiếng của Nhật. Nhưng cuộc đời không mỉm cười với cô như cô luôn mỉm cười với nó. Trải qua 6 mùa tuyển dụng, tương đương với 6 năm, cô vẫn ... trượt vỏ chuối. Cô trở nên nhẵn mặt với bộ phận tuyển dụng của công ty. Họ cũng thắc mắc không hiểu sao cô không đi tìm việc khác. Nhưng cô khẳng định rằng mình chỉ muốn làm ở công ty này và sợ rằng nếu phỏng vấn ở chỗ khác cô sẽ đậu và bỏ lỡ mất ước mơ. Năm thứ 7, lòng kiên trì bền bỉ đã mang lại cho cô cơ hội được nhận vào công ty, nhưng không phải ở phòng Tạp chí Thời trang, mà số phận trớ trêu lại đưa cô vào phòng Hiệu Đính. Cô đã dự định từ chối, tuy nhiên đây có thể là cơ hội hứa hẹn để cô được đặt chân vào công ty. Đã ở trong công ty rồi thì từ phòng Hiệu Đính đến phòng Tạp chí Thời trang dù sao cũng… chỉ có một tầng lầu :D. Và, từ đây, câu chuyện mới bắt đầu.

Như tất cả mọi người đều biết, công việc kiểm tra lỗi trước khi sách được in hàng loạt và xuất bản là một công việc chán nhất quả đất. Nó có vẻ như phù hợp với những thanh niên nghiêm túc hoặc các cụ cao niên hơn là một cô gái sành điệu và sôi nổi. Thế nhưng, từ công việc tưởng chừng như nhàm chán ấy, cô gái đã ngộ ra rất nhiều điều thú vị và đáng suy ngẫm trong cuộc sống. Trước giờ ai cũng nghĩ, công việc hiệu đính chỉ là kiểm tra lỗi chính tả, lỗi đánh máy. Nhưng công việc này không chỉ đơn giản như vậy. Những người làm khâu cuối cùng trước khi xuất bản này, phải dò từng con chữ để xem tác giả có dùng nhầm từ không, từ ngữ đang sử dụng có dễ gây hiểu lầm không,… để đảm bảo 1 quyển sách được in ra hoàn hảo nhất. Thậm chí có lúc họ phải tranh luận với cả tác giả. Công việc này thật thầm lặng, nhưng những gì nó mang lại thật lớn lao. Tuy nhiên, có rất nhiều người xem nhẹ, thậm chí xem thường công việc này.

Chúng ta luôn coi việc 1 quyển sách khi in ra phải đúng, đó là chuyện đương nhiên. Nhưng ai đảm bảo cho sự đương nhiên đó thì chúng ta không quan tâm.

Tương tự, trong cuộc sống, mỗi ngày luôn có rất nhiều người lao động không ngừng nghỉ và âm thầm mang đến cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp, an toàn. 

Khi cho trẻ con vui chơi trong công viên, bạn đã từng nghĩ vì sao chiếc cầu tuột, chiếc bập bênh vẫn luôn sạch sẽ và hoạt động tốt dù phơi nắng, phơi sương? Đó là vì, khi công viên không còn ai, những người công nhân đã âm thầm kiểm tra và sửa chữa nhằm bảo vệ an toàn cho các em bé khi vui chơi. Khi đi tàu điện, bạn có bao giờ thử nghĩ vì sao tàu điện luôn hoạt động an toàn? Đó là vì, mỗi ngày, sau khi phục vụ hành khách chuyến cuối cùng, nhân viên kỹ thuật sẽ âm thầm kiểm tra đoàn tàu và đường ray cho đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất, nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho hành khách. Ắt hẳn ai cũng sẽ nói, ôi dào, đó là chuyện đương nhiên, bận tậm làm gì. Nhưng, dù chúng ta biết hay không biết, bận tâm hay không bận tâm, những con người ấy vẫn luôn tận tụy với công việc của mình.

 ~~~~~~

最近は寒いので週末にも出かけず、家にこもって本を読んだり、ドラマを見たりしていました。お気に入りドラマは日本テレビで放送している「地味にスゴイ!校閲ガール・河野悦子」というドラマです。このドラマは、ファッションマガジンの編集者になりたい、お洒落な女性を巡る、素晴らしい物語です。主人公は有名な出版社のファッションマガジンの編集者を目指し、6年間で毎年応募していましたが、なかなか夢が叶いませんでした。7回目の応募でようやく同出版社の校閲部に就職が内定しました。お洒落な彼女は、つまらない校閲の仕事をしたくないということで、内定を断ろうと思いました。しかし、校閲部とファッションマガジン編集部が同じ社内なので、努力すればファッションマガジン編集部に異動されるチャンスがあるのではないかと彼女は思い入社することにしました。彼女は校閲部に入ってから、色々と勉強し今まで気づかなかったことに気づくようになりました。
このドラマを見ている私も、当たり前だと思っていた身近なことの重要さに気づきました。
主人公の校閲の仕事は地味で重要ではないと思われがちですが、これは本や雑誌等が出版できるまで省けない工程です。校閲とは、誤字脱字のチェックだけではなく、作家の書いた文章に矛盾していることがないか、作家の伝えたいことが読者に伝わるかも丁寧に確認しなければならない仕事です。そのため、気が利かない人にはできない仕事でもあります。関心を持っていれば、どの仕事でもやりがいがあると思います。実際に見えないからと言って価値がないわけではありません。
実生活にも、こういうような仕事が沢山あります。子供を公園の遊具で遊ばせる時、なぜ遊具が円滑に動いているかを考えたことがありますか?これは子どもたちがいなくなった時に遊具を点検・保守をしている人がいるためです。電車に乗る時、なぜ電車が安全に走っているかを考えたことがありますか?これは毎日、終電後に電車や線路の点検・メンテナンスをしている人がいるためです。私達が知らないうちに、見えないところで、私達の安全を守っている人がいますが、私たちは当たり前というふうに彼らの存在に気づいていません。
しかし、彼らは私たちが知っていても、知らなくても、黙々と自分の仕事に努力し、輝いています。